Sau khi chốt phương án lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, nhiều đối tượng phải đợi đến 01/7/2023 mới được tăng lương thì có những người được tăng thu nhập 2 lần trong năm 2023.
Tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ 1/1/2023
Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội, từ ngày 1/1/2023, cả nước thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.
Theo Điểm 3 Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 về công tác phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023), Bộ Chính trị đồng ý các kiến nghị của Ban cán sự đảng Bộ Y tế, trong đó có nội dung điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% lên mức 100%.
Trước đó, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở đang được thực hiện theo Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau: Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau: Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm; Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm; Kiểm dịch y tế biên giới.
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP.
Từ ngày 1/1/2023, nhân viên y tế hưởng phụ cấp ở mức 40%-70% theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP sẽ được tăng mức phụ cấp lên mức 100%. Với việc tăng mức phụ cấp lên 100%, thu nhập của nhân viên y tế thuộc diện được hưởng phụ cấp sẽ tăng khá nhiều.
Tăng lương và phụ cấp từ 1/7/2023
Ngoài quyết nghị tăng mức phụ cấp cho nhân viên y tế, Quốc hội cũng đồng ý tăng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2023 (tăng khoảng 21%).
Nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập hầu hết đều đang hưởng lương từ ngân sách, được tính lương căn cứ vào mức lương cơ sở. Do đó, khi lương cơ sở tăng 20,8% thì mức lương cơ bản của những nhân viên y tế này cũng sẽ tăng theo.
Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Do đó, các khoản phụ cấp khác của nhân viên y tế (kể cả khoản phụ cấp ưu đãi nghề vừa tăng lên mức 100% từ ngày 7/1/2023) cũng sẽ tăng theo lương cơ sở.
Với tác động từ lương cơ sở làm tăng cả lương cơ bản và phụ cấp, thu nhập của nhân viên y tế trong lần tăng thêm thứ 2 này còn cao hơn mức tăng lần thứ nhất từ 1/1/2023.
Tổng cả hai chính sách, thu nhập của nhân viên y tế sẽ được cải thiện mạnh mẽ trong năm nay.
Tác giả: Mộc
-
Chỉ cần nhìn đúng kí hiệu này trên thẻ BHYT, biết ngay mức hưởng cao nhất là bao nhiêu phần trăm
-
Đóng BHXH ngắt quãng, người lao động có bị giảm lương hưu không?
-
6 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ, là những trường hợp nào?
-
Đồng loạt tăng lương hưu thêm 12,5% năm 2023, đối tượng nào sẽ hưởng lợi nhiều nhất?
-
Tăng lương 21% từ 01/7/2023: Người lao động có thêm 1 quyền lợi đặc biệt khi dùng thẻ bảo hiểm