Dựa theo các nghiên cứu khoa học, rất nhiều chuyên gia về sức khỏe Nhi khoa đã lên tiếng khuyên các bậc cha mẹ cần phải chú ý cất giữ một số thứ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thật cẩn thận. Bởi những thứ này được đánh giá chứa nhiều tế bào gốc có nhiều lời ích cho trẻ sau này, thậm chí có thể cứu mạng trẻ trong các trường hợp trẻ gặp nạn.
Thứ nhất, lưu trữ máu cuống rốn
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học (TP.HCM): Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Đây là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.
Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.
Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn được ứng dụng điều trị cho các bệnh lý về máu ác tính (như ung thư máu) hay di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh); hoặc các bệnh lý tự miễn (như tiểu đường).
Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho biết tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là: tổn thương não, tim mạch và tổn thương tủy sống.
Bác sĩ Dũng cho biết, máu cuống rốn được lấy ngay khi sản phụ vừa sinh, được xử lý, đông lạnh và lưu trữ được hơn 20 năm.
“Với việc lưu trữ máu cuống rốn, trong trường hợp bản thân đứa trẻ mắc bệnh thì có thể lấy nguồn tế bào gốc này ghép, điều trị cho chính bé. Hoặc nguồn tế bào gốc này có thể điều trị cho ba mẹ hay anh chị em trong gia đình. Hoặc hiến tặng cho cộng đồng”,
Một lợi thế là Tế bào gốc máu cuống rốn có tính sinh miễn dịch thấp nên dễ được cơ thể khác gien chấp nhận khi ghép khác gien.
“Thường anh chị em ruột trong gia đình thì tỉ lệ tương đồng khoảng 25%. Vì vậy, tối ưu vẫn là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho từng người”
Thứ hai, răng sữa của trẻ
Răng sữa là lứa răng đầu đời của trẻ thường sẽ rụng chiếc đầu tiên vào khoảng 5-6 tuổi và bắt đầu mọc những chiếc răng vĩnh viễn, chắc chắn.
Khi răng sữa của trẻ rụng, thông thường các bậc cha mẹ thường có thói quen vứt đi hoặc bỏ xuống gầm giường.
Năm 2003, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ phát hiện ra rằng trong một chiếc răng sữa có chứa từ 10-20 tế bào gốc có giá trị, có thể được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo sau này.
Các tế bào gốc trong răng sữa có thể được sử dụng để sửa chữa các tế bào bị hư hại ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ.
Tế bào gốc từ răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể con người. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh hơn, nhiều và lâu hơn so với các tế bào gốc từ các khu vực khác. Nếu có tế bào gốc từ răng sữa trong tay, bệnh nhên sẽ không phải chờ đợi người hiến tủy, cũng không phải lo trường hợp cơ thể không thích ứng với tủy của người hiến tặng.
Tác giả: