Bệnh nổi mề đay là một dạng bệnh ngoài da phổ biến và bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu cho biết, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Chứng phù mạch : Đây là hiện tượng mao mạch bị phù do dịch tích tụ trong cơ thể. Một khi biến chứng này xảy ra, người bệnh sẽ gặp tình trạng huyết quản và các mạch máu dưới da bị sưng phù gây khó thở, bỏng rát. Biểu hiện dễ gặp nhất đó là vùng mắt, miệng và môi bị sưng phù. Biến chứng phù mạch thường xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 1 – 3 ngày.
+ Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi : Triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng gây sụt cân. Bên cạnh đó, thiếu ngủ kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây stress, căng thẳng,… Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, người bệnh không chỉ bị suy nhược thần kinh mà còn bị suy nhược cơ thể. Biến chứng nổi mề đay khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi
+ Sốc phản vệ : Sốc phản vệ chính là biến chứng nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng đến tim và phổi. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người với các biểu hiện như da tím tái, ngạt thở, ống phế quản bị tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng suy hô hấp.
Một số trường hợp gặp phải tình trạng tụt huyết áp hay giãn tĩnh mạch gây trụy tim, chóng mặt, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhà để được cấp cứu kịp thời.
Baì thuốc từ lá khế, trị tận gốc mè đay, dị ứng
Trong Đông y, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, nên rất thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt.Với những trường hợp nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ người bệnh có thể dùng lá khế để chữa bệnh theo 3 cách sau:
Cách 1:Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho lên chảo rang héo ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá sẽ gây bỏng da).
Đảo lá đều tay đến khi thấy tất cả lá khế quắt lại là được. Nhân lúc còn nóng lấy lá khế chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.
Cách 2:Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Dùng nước đã nguội lau vùng bị dỉ ứng, mẩm ngứa, sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Cách 3:Dùng lá khế cùng vỏ và rễ khế với lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay từ bên trong.
Như vậy, với 3 bài thuốc kể trên từ lá khế, bạn sẽ chẳng bao giờ lo sợ căn bệnh này nữa rồi.
Tác giả: