Vỏ tôm
Nhiều người thường cho rằng ăn tôm thì cần phải ăn cả vỏ vì phần vỏ tôm mới chứa nhiều canxi. Nhưng sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Thành phần chính của vỏ tôm cứng là do có chứa chất chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nên khi bạn ăn phần vỏ này vừa không ngon vừa chẳng có chất gì đặc biệt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm nên bạn cứ ăn thịt của chúng là đủ.
Đầu tôm
Thói quen của nhiều người là ăn tôm phải ăn cả đầu vì đầu tôm chứa nhiều canxi, nhất là phần mắt tôm rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế thì phần đầu là phần chứa chất thải của tôm.
Nên chúng chứa khá nhiều kim loại nặng như asen. Khi bạn ăn nhiều đầu tôm quá có thể nhiễm dọc cho cơ thể, nhất là những phụ nữ đang mang thai trong ba tháng đầu có thể gây ra dị tật thai nhi nếu ăn quá nhiều đầu tôm.
Chính vì vậy, khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại thì nên vứt bỏ không nên sử dụng kẻo rước thêm độc tố vào người.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Khi ăn tôm ít ai chú ý tới đường chỉ đen chạy dọc con tôm, mọi người thường ăn tất cả những gì con tôm có. Nhưng nếu bạn để ý thì sẽ biết ngay rằng đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to.
Nêu bạn ăn phần đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao và nấu thật lâu. Còn nếu ban ăn tôm tái chanh, hoặc gỏi tôm, tôm hấp sơ sơ thì độc tố này không hề bị tiêu diệt.
Tác giả: