Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh bởi cái chết nên trong suốt thời gian cầm quyền đã theo đuổi thuật trường sinh bất lão. Đồng thời, ông cũng phái nhiều người và tiêu tốn nhiều tiền bạc để đi tìm phương thuốc bất tử nhưng không thành công.
Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh và qua đời khi đang trên đường vi hành. Cũng có một số người nghi ngờ Tần Thủy Hoàng chết vì bị ám sát. Người bị nghi ngờ nhiều nhất là thái giám Triệu Cao. Cho đến nay, cái chết của Tần Thủy Hoàng vẫn còn nhiều tranh cãi.
Liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia còn tìm được một số tài liệu cho thấy cái chết của vị hoàng đế này đã được dự đoán từ sớm.
Từ thời xưa, các bậc vua chúa Trung Hoa thường được gọi là "thiên tử" (tức "con trời"). Do vậy, các đời vua luôn coi trọng thuật chiêm tinh vì cho rằng các hiện tượng thiên văn trên bầu trời là điềm báo về vận mệnh của vua chúa và tình hình xã tắc.
Chiêm tinh dự đoán cái chết của Tần Thủy Hoàng
Người xưa gọi sao Hỏa là “huỳnh hoặc”, bởi ngôi sao này có ánh sáng lấp lánh, màu sắc ửng đỏ và quỹ đạo khó xác định.
Huỳnh hoặc còn được gọi là Phạt tinh (ngôi sao xử phạt) trong thiên tượng học, đại biểu cho binh đao loạn lạc, chết chóc tai ương.
Bên cạnh đó, trên trời còn có 3 ngôi sao Tâm Túc, trong đó ngôi sao sáng nhất đại diện cho hoàng đế, hai ngôi sao còn lại đại diện cho con trai trưởng và con thứ.
Khi sao Hỏa di chuyển đến gần 3 ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian, hiện tượng này chính là huỳnh hoặc thủ tâm hay còn được gọi là đại hung chi triệu (nghĩa là điềm báo có tai họa lớn), nhẹ thì Thiên tử mất ngôi và tình huống nghiêm trọng nhất là hoàng đế băng hà.
Trong năm Tần Thủy Hoàng qua đời, hiện tượng này đã xảy ra khiến ông vô cùng chán nản và lo sợ, ngày càng khát khao tìm ra phương thuốc trường sinh bất lão, với hy vọng có tuổi thọ sánh ngang cùng trời đất.
Ngọc bích rơi xuống sông rồi lại trở về
Mùa thu năm Hoàng đế Tần Thủy Hoàng băng hà, một vị sứ giả từ Quan Đông đi đường đêm ngang qua con đường hoa âm thì bất ngờ bị một người đàn ông tay cầm ngọc bích chặn lại.
Người này yêu cầu sứ giả mang viên ngọc bích trong tay ông ta dâng lên vua Tần và nói rằng: “Kim niên Tổ Long tử”, tức năm nay rồng tổ sẽ chết.
Sứ giả nghe xong không hiểu đây là ý gì, định quay qua hỏi nguyên do thì người đàn ông bí ẩn kia đã biến mất trong chớp mắt.
Sứ giả quay trở lại Hàm Dương (kinh đô nước Tần) với miếng ngọc trên tay và ngay lập tức bẩm báo với Tần Thủy Hoàng.
Sau khi nghe sứ giả thuật lại, Tần Thủy Hoàng liền hiểu ngay ra Tổ Long mà người đàn ông kỳ bí này nhắc tới chính là mình.
Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng cũng cho người kiểm tra miếng ngọc bích và kết quả khiến ông vô cùng kinh ngạc.
Trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời, miếng ngọc bích mà ông thả xuống sông để tế Thủy Thần đã quay lại.
Thì ra, miếng ngọc này chính là miếng ngọc năm 28 tuổi Tần Thủy Hoàng thả xuống sông để tế Thủy Thần trong chuyến tuần du.
Không ngờ rằng, sau từng ấy năm, miếng ngọc bích lại quay về tay Tần Thủy Hoàng khiến ông cho rằng chính Thủy Thần đã trả lại miếng ngọc này cho mình với điềm báo sắp xảy ra.
Thiên thạch rơi
Khao khát trường sinh bất lão, Tần Thủy Hoàng vẫn không thoát khỏi cái chết vì trời đã giáng 3 điềm báo kỳ bí trước đó-2
Một tảng thiên thạch được khắc 7 chữ “Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân” đã rơi xuống trước 1 năm Tần Thủy Hoàng băng hà.
Năm 211 TCN, một thiên thạch đã rơi xuống Đông Quận.
Không có gì kỳ lạ khi thiên thạch rơi xuống đất nhưng điều kinh khủng là trên tảng thiên thạch này lại được khắc 7 chữ “Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân”, tức Thủy Hoàng Đế chết thì đất đai bị chia cắt.
Điều này có điềm báo rằng sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, giang sơn rộng lớn của ông sẽ tiếp tục chiến tranh loạn lạc, đất đai sẽ bị chia cắt, triều Tần cũng theo đó mà diệt vong.
Khi Tần Thủy Hoàng biết tin, ông liền phái người đi điều tra nhưng không ai thừa nhận là người đã viết dòng chữ này.
Tác giả: