Theo quan niệm của người xưa, mọi thứ sinh ra từ đất thì nên cho nó trở về với đất, bàn thờ cũng vậy. Vì thế, sau khi tiến hành khấn vái xong thì nên dọn dẹp cẩn thận. Các đồ vật như bàn thờ thì nên tháo gỡ nhỏ ra, bát chén thì cho vào một túi xi măng hay bao tải và mang ra vườn hoặc bãi đất để chôn. Còn các đồ bằng đồng thì nên để quyên góp cho chùa làm nguyên liệu đúc chuông, đúc vật phẩm thờ coi như làm việc công đức.
Đối với bàn thờ cũ
- Dâng một lễ gồm hoa quả, đèn nhang nơi ban thờ cũ rồi thành tâm xin được di chuyển linh vị các vị thần linh và hương kinh gia tiên từ nơi các đồ cũ sang đồ mới.
- Rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới.
- Chọn làm vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng
Bát hương
Đại diện của bàn thờ là bát hương, vì thế khi thay mới bàn thờ thì phải xử lí bát hương đầu tiên rồi sau đó các đồ vật khác làm tương tự. Vẫn tuân theo nguyên tắc "mọi thứ sinh ra từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi", bát hương thường được làm bằng gốm, sứ, tức thuộc ngũ hành mộc, vậy có thể đập nhỏ rồi sau đó mang ra vườn chôn. Tuyệt đối không vứt mảnh nhỏ của bát hương cũ bừa bãi và không vứt cùng với rác thải vì vừa bất kính với bề trên vừa gây nguy hiểm cho người khác.
Để thay bát hương mới thì gia chủ nên rút vài chân nhang cũ cắm sang bát hương mới và sửa soạn lễ vật gồm:
- 1 con gà lễ (nếu có)
- 1 chân giò trước làm sạch luộc chín
- 1 đĩa xôi trắng
- 1 chai rượu trắng (1/2 lít)
- 5 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống), lễ xong phải luộc chín luôn
- 3 lá trầu + 3 quả cau
- 3 chén nước
- 5 quả tròn (táo, lê...)
- 9 bông hồng màu hồng son
- 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn)
- 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá
- 1 đinh vàng hoa
- 5 lễ vàng tiền
- 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng
- 1 mâm cơm canh (không hành tỏi) + 6 bát cơm (1 xới)
Các đồ thờ khác
Với các vật dụng bằng gốm, sứ thì thực hiện tương tự như đối với bát hương. Các vật dụng bằng đồng khó khăn hơn rất nhiều bỏ cũng không được mà đốt không xong, đập phá lại tối kị. Lúc này chỉ còn việc sử dụng lại vào một mục đích khác trong, mang công đức vào chùa để nhà chùa đúc tượng, đúc chuông hoặc mang thanh lí. Tuyệt đối không được bán đồng nát hoặc vứt cùng rác thải.
Đối với các bức tượng khi muốn bỏ đi cũng tiến hành xử trí như vậy hoặc có thể mang lên chùa nhờ nhà chùa hướng dẫn cách xử lí. Tủ thờ hay án gian thờ chức năng là giá đỡ có thể tận dụng hoặc thanh lý đều được.
Văn khấn thay bàn thờ mới
- Nam Mô A Di Đà Phật!
- Nam Mô A Di Đà Phật!
- Nam Mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
- Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
- Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
- Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
- Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
- Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
- Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
*Bài viết mang tính tham khảo
Tác giả: Mộc
-
Phòng khách để thế này tài vận, may mắn bủa vây năm mới tiền vàng đổ vào nhà như thác
-
Muốn da mặt căng mịn, không mụn trứng cá hãy ghi nhớ những lời khuyên hữu ích dưới đây
-
Trục trặc chuyện ấy, hãy nấu ngay 5 món ăn này khiến ông xã tự tin 'xuất trận'
-
Tuyệt kĩ chống lão hóa giúp bạn trẻ mãi tuổi 20 với những nguyên liệu sẵn có tại nhà
-
Đây là cách nấu xôi đậu đen thơm ngon hấp dẫn nhất cho bữa sáng