1. Lan hồ điệp
Lan hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis, thuộc họ hoa lớn nhất thế giới với hơn 100.000 giống hoa khác nhau. Loại cây này phát triển trong rừng nhiệt đới và được người dân đưa về trồng bởi vẻ đẹp của nó. Thân cây tròn trịa, cánh hoa đẹp đẽ mọc đối xứng mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng.
Dựa theo màu sắc, lan hồ điệp được chia thành nhiều loại: lan hồ điệp trắng, lan hồ điệp tím, lan hồ điệp vàng và lan hồ điệp rừng. Mỗi màu sắc lại có vẻ đẹp và những ý nghĩa riêng. Hoa lan hồ điệp đẹp nhất lúc nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, nhưng cây không thể sinh trưởng được trong chậu đang trồng. Vì vậy, bạn nên thay chậu cho cây, nếu không giá thể sẽ bị phân hủy, dẫn tới tình trạng không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt.
Bạn nên thay chậu cho lan hồ điệp 1-2 lần/năm để cây được phát triển tốt hơn. Sau khi thay chậu, nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Khi hoa lan hồ điệp trên cành bị héo khoảng 2/3, ta dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa. Việc này khiến cây không bị kiệt sức khi phải cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi hoa, giúp nó khoẻ mạnh và ra hoa trở lại.
2. Hoa anh thảo
Là loài hoa tượng trưng cho sự duyên dáng, mạnh mẽ, sôi nổi của tuổi trẻ, hoa anh thảo còn có nhiều tên gọi khác như hoa báo xuân, chi anh thảo, anh thảo tiên…
Cây hoa anh thảo chỉ cao có 30cm, lá hình trái tim nhưng có rất nhiều hoa, lá xanh thẫm. Anh thảo hiện đang có 5 màu: đỏ, trắng, hồng phấn, hồng đậm và hồng tím.
Cây hoa anh thảo là một loài hoa dài ngày, thích hợp ở xứ lạnh và đất có độ pH 6,2 – 6,5. Đây là loại hoa cao cấp sử dụng cho mục đích chưng chậu. Thân cây thẳng đứng và khỏe, cao 30 – 36cm khi trưởng thành.
Loài cây ưa nắng dịu. Trồng nơi đã lược bớt ánh sáng, hay có khá nhiều bóng râm, dưới tàn cây lớn, dưới bóng các vườn cây. Trồng chung với các loại ráng nhỏ rất thích hợp.
Khi hoa tàn chỉ còn cọng thì đừng bao giờ cắt cọng vì như thế có khi sẽ làm củ thối đi. Cũng không bao giờ chôn củ lút đất, phải để chừa lại nửa phần trên chóp củ, không phủ đất. Cây cần đất ẩm ướt nhưng tưới quá độ cây sẽ thối.
Trồng trong chậu thì sau khi cây mọc lại, phải bón phân 3 tuần/lần cho hoa to, cây mọc mạnh. Đừng rải hay xịt phân lên củ, đừng xới tơi, cào cuốc đất ở vùng chôn củ.
3. Hoa lan huệ
Hoa lan huệ hiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi màu sắc sặc sỡ, đa dạng. Đây cũng là cây được các gia chủ chọn trồng trong chậu đặt trên kệ bàn, hoặc cửa sổ hoặc kệ của hành lang trong nhà. Màu sắc hoa kết hợp cùng với kiểu dáng hoa đã làm cho không gian và khuân viên ngôi nhà thêm điểm nhấn và nét đẹp riêng.
Đặc điểm nổi bật của hoa lan huệ có thể sống trong đất hoặc có thể sống trong môi trường thủy canh.
Vì thế, các bình thủy tinh nước trồng hoa lan huệ hay được đặt ở các vị trí trong nhà như phòng khách, kệ bếp, bàn ăn, hay phòng làm việc nơi thoáng gió.
Nếu trồng lan huệ bằng hình thức thủy canh thì bạn nên thay nước cho cây và bón thêm dinh dưỡng trong nước cho rễ hút đi nuôi dưỡng cho cây.
Nếu trồng cây bằng đất, lan huệ không chịu được úng, nên khi tưới bạn chỉ nên tưới vừa đủ, không nên tưới quá đẫm kẻo làm úng củ và thối rễ. Bạn có thể tưới 4-5 ngày/lần, nhưng phải quan sát độ ẩm của đất để cân bằng lượng nước tưới.
Có thể cắt cành cho hoa lan huệ vào dịp Tết, phần gốc sẽ tiếp tục sống và ra hoa. Nếu để nguyên hoa trên cây, khi tàn bạn có thể cắt cành để năm sau chúng lại ra hoa lần thứ 2.
Tác giả: Dương Ngọc
-
3 loại cây thích uống bia, cho "uống" 2 tuần/ 1 lần cây phát triển lá xanh mướt, hoa nở nhiều
-
Dùng 1 thìa nước đường tưới cho cây cảnh, rễ mọc tua tủa, chồi nảy lộc xanh tốt, nhiều hoa
-
Trước nhà không trồng tre trúc, sau nhà không trồng cây to - để tránh gặp tai họa, xui xẻo tìm đến
-
Trước nhà đặt 3 thứ này chặn cửa Thần Tài: Tiền bạc trôi sạch dễ nghèo khổ
-
Trong bếp trồng các loại rau, thảo mộc này, gia đình sẽ luôn có không khí ấm cúng, hòa thuận và gắn kết