3 loại người này sẽ có cuộc sống khốn khổ mãi, nếu không thay đổi

( PHUNUTODAY ) - Con người dành hết thời gian và sức lực để tranh giành danh lợi, nhưng cuối cùng mới phát hiện ra rằng con đường cao nhất nằm ở cõi đời thường của những điều bình dị nhất xung quanh mình.

Dưới đây là 3 loại người này có cuộc sống khốn khổ:

1. Người quá ngang bướng

Chữ “Dịch” trong “ Kinh Dịch” có nghĩa là sự thay thế và chuyển hóa. Nó có nghĩa là mọi việc đều có hai mặt có thể luân chuyển cho nhau, như ưu và nhược điểm, đúng và sai, lẻ và chẵn, may mắn và bất hạnh.

Mọi thứ trong vũ trụ đều không thể đoán trước được. Những cuộc gặp gỡ trong đời đến rồi đi. Mọi người cần liên tục điều chỉnh tâm thái và hành động của mình tùy theo tình huống. Bằng cách này, cuộc sống và sự nghiệp mới có những hướng đi mới.

Đừng quá cố chấp, đừng khiến bản thân bị mắc kẹt trong một suy nghĩ, có như vậy, bạn mới có thể giải phóng được đôi tay của mình và đón nhận một ngày mai hạnh phúc.

Nếu phương hướng sai và suy nghĩ sai thì dù bạn có cố gắng thế nào cũng sẽ vô ích. Những người bướng bỉnh, không biết cách thích nghi, quá mức cố chấp và bảo thủ sẽ có cuộc sống khốn khổ nhất.

Làm người đừng quá ngang bướng, cố chấp, đừng khiến bản thân bị mắc kẹt... (Ảnh minh họa)

2. Người không biết hài lòng

Những người nông cạn thì luôn có rất nhiều ham muốn, không bao giờ thấy đủ, không bao giờ biết hài lòng với những gì mình đang có.

Con người sống với quá nhiều ham muốn và tham lam chưa chắc đã là điều tốt, người biết bằng lòng và hạnh phúc, ngược lại sẽ sống một cuộc sống giàu có và hạnh phúc hơn.

Nếu một người tham lam và có những ham muốn quá sâu sắc thì tinh thần và trí tuệ của cuộc sống sẽ bị bào mòn từng chút một, những phước lành trong cuộc sống sẽ không bao giờ đến với người đó.

3. Người không biết kính sợ

Trời đất có quy luật riêng, vạn vật cũng đều có quy luật riêng. Luật trời cao hơn trí thông minh của con người. Con người phải biết khiêm nhường, kính sợ trời đất, ma quỷ và thiên nhiên.

Ngày nay, nhiều người không sợ bất cứ điều gì nên hành động rất bất chấp, không cố kỵ. Điều này rất nguy hiểm.

Sở dĩ nhiều người làm đủ mọi điều ác là vì họ không có chút tôn kính nào. Họ không sợ trời đất, và họ có thể làm đủ mọi điều xấu mà không một chút áy náy lương tâm.

Người xưa đều có chung quan điểm rằng, khi trong lòng người có thêm một phần tôn kính đối với Trời Đất thì sẽ tự bớt đi một phần ngạo mạn, thêm một phần e sợ Trời Đất thì sẽ bớt đi một phần cuồng vọng, thêm một phần cẩn thận thì sẽ bớt đi một phần tự hủy hoại mình.

Nhân quả báo ứng là một quy luật hết sức hợp lý và có thể giải thích được nguyên nhân mọi bất công trong đời. Nhưng con người vì không tin cũng như không biết trước được hậu quả những việc mình gây ra nên mới dám làm điều ác.

Tâm kính sợ xuất phát từ tín ngưỡng của con người. Trong tâm một người biết kính sợ, kiêng nể thì mới có thể tự quy phạm và ước thúc ngôn hành cử chỉ của bản thân mình.

Người có tâm kính sợ sẽ có dáng vẻ khiêm tốn, cung kính. Bởi vì có tâm kính sợ nên trước khi làm việc gì họ cũng đều cân nhắc, suy xét, nếu là việc ác thì nhất định sẽ không làm.

Con người một khi không có tín ngưỡng thì sẽ không có tâm kính sợ, khi không có tâm kính sợ thì việc gì họ cũng dám làm. Thậm chí cả giết người hại mệnh, họ cũng không từ.

Nếu có được lòng tôn kính này, chúng ta có thể kiềm chế bản thân tốt hơn và tử tế với người khác. Một dòng sông không có bờ ngăn chỉ có thể trở thành dòng thác hủy diệt, hại người hại cả mình.

Hãy làm những điều ngay thẳng, đi theo con đường chánh kiến, có tâm sáng suốt, kính sợ trời đất, mọi điều tốt lành sẽ đến một cách tự nhiên.

Tác giả: Dương Ngọc