3 hoạt động mẹ bầu nên tránh:
1. Xe đạp:
Trong thời kỳ thai sản, đặc biệt khi bước vào quý 2 của thai kỳ (từ tuần thai 13 tới tuần thai 26) mẹ bầu cần phải dừng hẳn việc đạp xe đạp. Bởi đây là lúc trọng tâm cơ thể thay đổi, đạp xe sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm với cả mẹ và bé.
2. Chạy bộ:
Chạy bộ là hoạt động mạnh, có thể gây xóc, rất dễ sảy thai. Nên ngưng chạy bộ vào quý 2 của thai kỳ để tránh bị ngã, thay vào đó chuyển sang đi bộ nhẹ nhàng.
3. Tennis, cầu lông:
Đây là những môn thể thao đòi hỏi phải có tốc độ di chuyển nhanh, mạnh, liên tục, không phù hợp với mẹ bầu. Chị em sẽ trở nên rất khó khăn trong việc giữ thăng bằng và dừng lại đột ngột, nhất là khi thai nhi đang ngày càng phát triển.
4 bài tập nên duy trì đều đặn
1. Kegels:
Bạn tập này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường cơ bắp ở khung chậu nhờ việc cải thiện sức mạnh cơ sàn. Đây là những bộ phận giúp kiểm soát hiệu quả việc tiểu tiện thiếu tự chủ khi cười hoặc ho - tình trạng mà nhiều mẹ bầu dễ gặp phải trong thời kỳ thai sản. Khi tập, mẹ bầu hãy giữ cho cơ bụng được thư giãn.
2. Đi dạo:
Tản bộ quanh công viên, nơi có không khí trong lành vào mỗi buổi sáng sớm, hay chiều muộn là rất tốt với thai phụ. Hoặc đơn giản hơn, mẹ bầu cũng có thể cân nhắc đi mua sắm trong một trung tâm thương mại. Vận động nhẹ nhàng, sẽ giúp chị em thư giãn tâm lý, con trở nên cứng cáp, khỏe mạnh.
3. Bài tập co giãn:
Bài tập co giãn sẽ giúp mẹ bầu nới lỏng, co dãn linh hoạt cơ bắp, giảm thiểu đau nhức. Chị em nên cố gắng kéo căng người nhẹ nhàng trong giới hạn thoải mái, đừng quá gồng và phải dừng lại ngay nếu thấy khó chịu hoặc đau đớn.
4. Bơi lội
Bơi lội không chỉ làm khỏe hệ tim mạch, cải thiện lưu thông máu mà còn tăng cường đáng kể lượng oxy cho cả thai nhi và mẹ bầu. Thả mình trong nước cũng có tác dụng giúp giảm đau khu vực đầu gối - triệu chứng rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải khi chịu sức ép của bụng đè xuống. Chú ý, chị em nên nên thở căng ra và hít thật sâu lúc bắt đầu bơi.
Tác giả: