3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay là : Ăn dặm truyền thống, Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) để xem đâu sẽ là phương pháp thích hợp nhất cho cả mẹ và bé
- Ăn dặm kiểu truyền thống ( đút bằng thìa)
Với phương pháp này, thực phẩm được xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp, thường là bột dinh dưỡng kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Cha mẹ sẽ đút bằng thìa, trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.
Tuy nhiên kiểu ăn dặm truyền thống bằng cách đút thìa dễ gây tình trạng béo phì và kén ăn ở trẻ sau này. Trẻ bị ép ăn thường không cảm thấy thoải mái, thậm chí gây ra căng thẳng và tâm lý sợ hãi trong bữa ăn, từ đó dẫn đến biếng ăn và sợ nhiều món ăn.
- Ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning)
Các bà mẹ Phương Tây không xay nhuyễn thực phẩm, không dùng thìa đút cho con ăn mà cho bé tự ăn. Với phương pháp này, thực phẩm được chế biến sao cho bé dễ dàng cầm tay, bốc ăn được. Mẹ sẽ chuẩn bị các món đầy đủ dinh dưỡng và bày lên mâm để trước mặt bé.
Nhiệm vụ của trẻ là tự cầm lên và ăn, người lớn chỉ cần hướng dẫn cho bé cách cầm và đưa thức ăn lên miệng như thế nào.
Phương pháp này có ưu điểm là trẻ hoàn toàn chủ động trong việc ăn uống. Bé có thể tự chọn thức ăn và tự quyết định ăn bao nhiêu, dùng món nào. Phương pháp này mang lại cho bé sự thích thú trong ăn uống.
Nhược điểm của kiểm ăn dặm tự chỉ huy bộc lộ ở giai đoạn bắt đầu làm quen, hầu như trẻ không ăn ngay mà chỉ chơi đùa, quăng ném, chỉ nếm thử một chút. Hơn nữa trẻ dễ bị nghẹn hóc khi phải nhai một số món ăn dai, cứng, Do vậy, cha mẹ cần kiên trì, để ý sát đến con và bình tĩnh xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam do những ưu điểm hợp lý và có cơ sở khoa học. Một số đặc điểm dễ nhận biết nhất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đó là: Cho bé ăn thô đúng thời điểm. Ăn riêng từng loại thức ăn đủ ba nhóm thực phẩm: Tinh bột, vitamin và chất đạm . Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn.
Khi ăn đặt bé ngồi ghế không rong rẩy nhưng mẹ vẫn phải bón cho bé ít nhất đến 12 tháng trở đi. Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là bé ăn số lượng không được nhiều như ăn kiểu truyền thống. Thức ăn thường phải trữ đông sẽ không thể thơm ngon như thức ăn chế biến ngay được.
Tác giả: