1. Căng thẳng, lo lắng
Cảm xúc của mẹ trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của con. Nếu mẹ bầu luôn sống trong cảm giác bất an, căng thẳng sẽ ngăn cản sự phát triển các tế bào thần kinh của trẻ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ về hệ thần kinh, cụ thể họ đã tiến hành chụp cộng hưởng (FMRI) cho thấy, trong thai kỳ, nếu mẹ bầu liên tục đối mặt với vô số áp lực, phiền não sẽ khiến các nơron thần kinh của trẻ bị biến đổi. Từ đó làm giảm khả năng tập trung và tư duy của trẻ sau này.
2. Thức khuya, ngủ muộn
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu thường xuyên thức khuya, ngủ muộn sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Bởi, sẽ khiến sức khỏe mẹ bầu bị suy nhược, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời, thói quen này của mẹ cũng ảnh hưởng đến nhịp sinh học của trẻ sau này, khiến trẻ hay quấy khóc về đêm, thậm chí còn biếng ăn, chậm lớn.
3. Dinh dưỡng không cân bằng
Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không cân bằng, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cụ thể: ăn thịt, cá quá nhiều mà bỏ quên hoa quả, rau xanh, hoặc ngược lại. Mẹ bầu nên nhớ rằng, bộ não của trẻ lúc này rất cần nạp đủ các hoạt chất: protein, chất béo không bão hòa, carbohydrat, canxi, phốt pho, iốt, kẽm, đồng, crôm và vitamin E, B1, B2, để phát triển và hoàn thiện chức năng. Thế nên, mẹ bầu cần ăn uống phối hợp đủ chất, nên đặc biệt chú trọng các thực phẩm sau: trứng, sữa, cá, thịt, gan động vật, chế phẩm từ đậu, rong biển, rau xanh, trái cây...
Tác giả: