Trong cuộc sống, có những thứ tưởng là “món hời”, được cho không, tặng tận tay, ai cũng nghĩ nên tranh thủ mà lấy. Nhưng thực tế, người khôn – người giàu – người từng trải lại biết tránh xa. Ngược lại, người nghèo, thiếu thốn hay tham rẻ cứ tưởng cầm được chút lợi lộc, nhưng cuối cùng lại ôm thiệt vào người.
1. Công việc “ngon ăn” mà không rõ nguồn gốc
Nhiều người hay ham việc dễ, lương cao, không yêu cầu bằng cấp, không cần kinh nghiệm, nghe qua tưởng “trời cho” mà không cần suy xét. Nhưng người từng trải, người giàu thật sự, họ sẽ nghi ngờ ngay lập tức. Bởi họ hiểu: trên đời này không có bữa trưa nào miễn phí.
Công việc không rõ ràng, càng được mời mọc hấp dẫn, càng dễ là chiêu dụ vào đa cấp, lừa đảo, cờ bạc trá hình hoặc “làm giùm” mà gánh nợ. Có những người nghèo vì túng quá, nghe lời đường mật mà “nhắm mắt làm liều”, hậu quả là tiền mất tật mang, dính vào nợ nần, thậm chí lao lý.
2. Của rẻ mà chất lượng không ra gì
Dù là quần áo, thực phẩm, hay đồ điện tử, người giàu thường không quan tâm đến giá rẻ, mà quan tâm đến chất lượng, độ bền và hậu mãi. Họ hiểu rằng “tiền nào của nấy”, dùng đồ kém chất lượng là rước họa vào thân, thậm chí tốn gấp đôi để sửa chữa hay thay mới.
Ngược lại, nhiều người nghèo lại có tâm lý: "Thấy rẻ là ham", "Không lấy uổng", "Chưa cần dùng nhưng mai mốt chắc xài". Chính kiểu suy nghĩ này khiến nhà chật đồ vô ích, tiền thì cứ đội nón ra đi. Chưa kể, một số loại thực phẩm giá rẻ còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe, bệnh tật, lâu dài lại càng tốn tiền thuốc men.
Người giàu đầu tư vào giá trị. Người nghèo đầu tư vào cái gọi là “hời nhất thời” rồi ôm phiền dài hạn.
3. Lời khuyên miễn phí nhưng tiêu cực
Một thứ khác mà người khôn lánh xa, nhưng người cả tin hay nghe theo – đó là những lời khuyên tiêu cực, độc hại, dù được "dúi vào" miễn phí mỗi ngày.
“Thôi, nghèo thì ráng chịu”, “Làm giàu khó lắm, đừng mơ mộng”, “Học chi cho cố, rồi cũng chẳng hơn ai đâu”… Những câu này thường được nói bởi những người chưa từng thành công nhưng lại muốn “kéo người khác về ngang tầm”. Người giàu biết gạt bỏ những giọng nói kéo họ xuống, họ chỉ nghe người đi trước, người có tư duy tích cực, có kết quả rõ ràng.
Lời kết
Người giàu không chỉ giàu tiền, họ giàu trí tuệ và chọn lọc. Họ biết thứ gì đáng cầm – và thứ gì nên né, dù có được tặng không.
Người nghèo muốn đổi đời, không chỉ cần chăm chỉ mà còn cần tỉnh táo, đừng vì chút lợi trước mắt mà tự khóa cửa thành công lâu dài. Hãy nhớ:
Thứ tặng không nhưng độc hại – càng giữ càng mất. Thứ tưởng nhỏ – nhưng đúng đắn – mới là chìa khóa mở cửa vận mệnh.
Tác giả: Trang Hạ
-
Cái miệng quyết định phúc phận cả một đời: Người có 4 đặc điểm này càng nói càng giàu
-
Dấu hiệu nhận biết người lật lọng, chớ dại tin mà khổ đủ bề
-
Người có phúc lông hai chân, người vô phúc hai chân lông" nghĩa là gì? Giải mã câu nói xưa đầy ẩn ý
-
Người ít nói thường không đơn giản, họ có 1 thứ rất khôn ngoan mà ít ai biết
-
4 câu buột miệng nói ra mất Lộc, cứ dửng dưng Tiền - Tài mới phất