3 việc cha mẹ làm gây Nghiệp Báo Nặng Nề cho đời con cháu. Tổ tiên đã dặn đó là 3 việc gì?

( PHUNUTODAY ) - Lời của người xưa khuyên răn con cháu chớ làm 3 việc này bởi chúng gây Nghiệp nặng, thể hiện rất rõ ngay trong đời con mình.

Có những việc cha mẹ làm, con gánh chịu và quả báo không xa mà hiển thị ngay ở con cái. Bởi thế người xưa mới dặn sống ở đời phải tu dưỡng vì luật nhân quả không chừa một ai.

Cha mẹ tích phước con cái được hưởng bình an, cha mẹ gây nghiệp con cái cả đời oằn mình chống đỡ. Những hành vi xấu ác của cha mẹ không chỉ khiến họ gánh nghiệp, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con cái. Dưới đây là 3 việc cha mẹ làm dễ tạo nghiệp nặng nhất và khiến hậu quả báo ứng lan sang đời con.

Quả báo không xa, cha mẹ làm con oằn lưng gánh nghiệp

1. Gian dối, lừa đảo người khác

Nghiệp ác gieo từ lời nói và hành động. Một lời gian dối, một hành vi gian dối, lừa đảp đều là hình thức tạo nghiệp nặng trong nhân quả. Khi cha mẹ thường xuyên dối trá, làm ăn gian lận, lừa lọc người khác để trục lợi cá nhân, không chỉ khiến bản thân họ tổn đức mà còn vô tình gieo mầm nghiệp cho con cháu.

Luật nhân quả dạy rằng: “Gieo nhân nào, gặt quả nấy.” Việc làm xấu của cha mẹ có thể không báo ứng ngay tức thì, nhưng sẽ tích tụ và trổ quả ở đời con. Nhiều người thấy lợi trước mắt mà không biết họa thì đời con chịu.

Trẻ em sinh ra trong một gia đình đầy sự giả dối sẽ khó học được lòng trung thực, và dễ rơi vào con đường sai trái. Nhiều trường hợp cho thấy con cái của những người làm ăn gian dối sau này thường gặp trắc trở, làm gì cũng không thành, thậm chí vướng vào vòng lao lý.

Cha mẹ sống sao con học thế ấy, cha mẹ gian dối gây nghiệp nặng cho con

Trong cuộc sống, không ít gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ làm ăn bất chính, nhưng chỉ một thời gian sau thì con cái hư hỏng, nghiện ngập, mất phương hướng, tài sản tiêu tán. Đây không chỉ là “quả báo” mang tính tâm linh, mà còn là hệ lụy thực tế khi một đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu chuẩn mực đạo đức.

Hơn nữa việc cha mẹ gian dối lừa đảo người khác gây ra thù hận và mối thù ấy có thể đổ lên đầu con cái: Kẻ thù không trả thù được cha mẹ thì tìm tới con cái, điều tiếng cha mẹ gây ra khiến người ta kinh sợ chê bai con cái "chặn đường tiến thân" của con cái vì tiếng ác của cha mẹ...

2. Bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi ông bà

Bất hiếu là một trong những trọng tội theo đạo lý Á Đông. Một người không kính trọng cha mẹ, ngược đãi đấng sinh thành, không chỉ làm tổn thương người thân mà còn tự tay đẩy mình và con cái vào vòng luẩn quẩn của nghiệp báo.

Đứa trẻ lớn lên trong một mái nhà không có lòng hiếu thảo sẽ học theo hành vi đó. Chúng sẽ mất đi sự tôn trọng đối với người lớn và sau này chính cha mẹ cũng sẽ gánh hậu quả khi con mình lớn lên không biết kính trên nhường dưới. Đó là một vòng lặp đầy đau đớn mà không ai mong muốn.

Cha mẹ là tấm gương cho con về sự hiếu thảo

Nhiều người không hiểu vì sao con cái họ trở nên lạnh lùng, ích kỷ, không quan tâm cha mẹ. Nhưng nếu nhìn lại cách họ đã đối xử với cha mẹ mình thì có thể nhận ra đây chính là nghiệp báo quay trở lại. Đạo Phật có câu: “Muốn biết nhân đời trước, hãy nhìn quả đời này. Muốn biết quả đời sau, hãy nhìn nhân đời này.” Câu nói ấy càng đúng trong mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.

Nếu nghiệp này không hóa giải thì sóng sau theo sóng trước sẽ tiếp tục sai trái.

3. Thờ ơ coi khinh người khác

Nhiều cha mẹ thờ ơ, coi khinh người khác, đặc biệt coi khinh người nghèo. Nhưng họ không biết rằng cuộc sống luôn xoay vần đổi thay và mỗi chúng ta đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong đời sống này.

Những người dưng dưng tự đắc cho rằng ta đủ mạnh, đủ giàu để không phải nhờ vả ai nên coi khinh người khác, thờ ơ trước nỗi đau, sự vất vả của người khác sẽ không biết rằng ngày sau con cái họ gánh chịu.

Cha mẹ thờ ơ vô cảm khinh thường người khác thì con cái lớn lên trong môi trường đó cũng học sự vô cảm ấy. Một đứa trẻ vô cảm thì có thể sau này vô cảm với chính cha mẹ anh em của mình.

Hơn nữa khi cha mẹ coi khinh người khác tức là tự chặn đường lui của chính mình. Không ai biết ngày sau ra sao. Cha mẹ không tạo được mối quan hệ vững chắc tốt đẹp thì sau này khi con cái ra đời, cũng sẽ ít khi được chào đón giúp đỡ.

Phước cha mẹ tạo ra nhờ vào việc giúp đỡ người thì khi con cái ra đời cũng được người giúp lại, được người trân trọng vì ơn nghĩa với cha mẹ chúng.

Nhưng cha mẹ lại không biết tạo phước đó thì con cái lấy gì để bước chân ra đời. Đôi khi người ta không giúp con cái không phải vì ghét chúng mà vì ghét cha mẹ chúng, vì "ngày xưa cha mẹ mày sống không ra gì". 

Lời kết: Gieo nhân lành để con cái hưởng phúc: Cha mẹ là tấm gương đầu đời cho con cái. Mỗi hành vi, lời nói, cách sống của người lớn đều âm thầm in sâu vào tâm hồn trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ sống lương thiện, trung thực, hiếu thảo, yêu thương muôn loài thì chính là đang tích đức cho con. Ngược lại, nếu vì lợi ích cá nhân mà cha mẹ tạo nghiệp xấu, thì không chỉ bản thân phải trả giá, mà còn khiến con cái phải gánh hậu quả nặng nề.

Gieo nhân tốt là cách bảo vệ gia đình khỏi những nghiệp báo đau lòng. Đó không chỉ là niềm tin tâm linh, mà còn là chân lý được chứng minh qua bao thế hệ. Hãy sống tử tế, biết ơn, và yêu thương để con cái được hưởng trọn vẹn phúc phần từ những điều tốt đẹp mà cha mẹ đã gieo trồng.

Tác giả: Như Bình