Chiều 9-3, thông tin từ Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ, trong 10 bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường có sử dụng "thần dược" trị tiểu đường không rõ nguồn gốc thì có 4 ca tiên lượng tử vong (2 trường hợp tại TP Cần Thơ, 2 người khác ở Vĩnh Long) với tình trạng bệnh rất nặng, người nhà xin về.
Những bệnh nhân trên nhập viện trong tình trạng rất nặng và có cùng dấu hiệu lâm sàng là nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, choáng, hôn mê, suy đa tạng và toan chuyển hoá nặng pH: 6,7 - 6,8 (bình thường pH: 7,4).
Bác sĩ Phan Thị Phụng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU) - BV Đa khoa TP Cần Thơ, những bệnh nhân trên nhập viện trong tình trạng rất nặng, có cùng bệnh lâm sàng như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, choáng, hôn mê, toan chuyển hoá nặng pH: 6,7 – 6,8 (bình thường pH: 7,4), suy đa tạng.
Ông Võ Văn B. (49 tuổi, ngụ phường Phước Thới, quận Ô Môn) mua thuốc đông dược trôi nổi uống gần 1 năm, sau đó bị đau bụng, ói máu phải nhập viện.
Nhận được thông tin từ Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ, Thanh tra Sở Y tế TP.Cần Thơ đã kiểm tra cơ sở của bà LKH (52 tuổi, ngụ xã Trường Thắng, huyện Thới Lai) và phát hiện, tịch thu 312.600 viên thuốc đông dược thành phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành quận Ô Môn cũng tịch thu 114.000 viên thuốc đông dược không rõ nguồn gốc của cơ sở của bà LKX (72 tuổi). Cả hai cơ sở trên đều không có giấy phép hoạt động cũng như không có chứng chỉ hành nghề.
Liên quan đến “thần dược” trị tiểu đường, Bác sĩ Phan Thị Phụng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU), Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, chỉ trong khoảng 3 tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện tình trạng nguy kịch. Những bệnh nhân này có đặc điểm chung đều mắc bệnh tiểu đường và tự ý uống thuốc hạ đường huyết “gia truyền”... không rõ nguồn gốc trong thời gian dài, gây biến chứng suy đa tạng.
Bác sĩ còn cho biết thêm, loại thuốc này từng được Viện Pasteur TP.HCM kiểm nghiệm, trong thuốc có chứa thành phần là Phenfoxmin. Đây là được chất đầu trị đái tháo đường được đưa vào thị trường năm 1957 tại Mỹ. Nhưng sau đó lại bị cấm sản xuất và lưu hành từ năm 1973 vì ghi nhận hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm acid lactic khi dùng thuốc này. “Tôi rất ngạc nhiên khi loại thuốc này xuất hiện tại Cần Thơ. Tôi đã trao đổi với một đồng nghiệp là Trưởng khoa ICU, bệnh viện đa khoa An Giang thì được biết, loại thuốc này có xuất xứ từ Trung Quốc”, bác sĩ Phụng nói.
Tác giả: