Việc uống nước đầy đủ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, các bộ phận hoạt động bình thường. Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước/ngày.
Sau khi uống nước, nếu thấy 4 hiện tượng dưới đây bạn nên đến bệnh viện để khám sớm. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, chớ nên chủ quan.
Uống nhiều nước vẫn khát
Uống nước là cách để làm dịu cơn khát. Nhưng nếu bạn đã uống nhiều nước mà vẫn cảm thấy khô miệng, đặc biệt là vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc tiểu đường.
Khi mắc tiểu đường, cơ thể khó kiểm soát lượngd dượng trong máu nên thận phải sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế đường dưa thừa. Từ đó làm mất nước và tạo cảm giác khát dù bạn đã uống nhiều nước.
Uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít
Nếu gặp hiện tượng này thì hãy cẩn trọng. Nếu thận hoạt động không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng thể thể bài tiêt ra ngoài.
Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày. Nếu uống nước đầy đủ mà đi tiểu quá ít, bạn cần cảnh giác với bệnh thận.
Phù nề toàn thân
Đối với người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt thì uống bao nhiêu nước cơ thể cũng không bị phù nề. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng phù nề toàn thân sau khi uống nước, hãy cảnh giác với bệnh thận.
Thận hoạt động không tốt không chỉ ảnh hưởng đến việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể mà nó còn khiến nước bị dồn ứ, rối loạn điện giải và làm cơ thể bị phù nề.
Đau bụng sau khi uống nước
Sau khi uống nước, nếu thấy xuất hiện tình trạng đau bụng, bùng phình to thì bạn nên cẩn trọng. Những dấu hiệu này thường liên quan đến bệnh gan.
Ngoài ra, đau bụng sau khi uống nước có thể do bệnh đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng - trá tràng, đại tràng co thắt....
Tác giả: