Tục lì xì đầu năm: Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là “tiền mừng tuổi”. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.
Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Lạy xong con cháu phải biết “thơm thảo” với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thơm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là “tiền mở hàng”.
Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó.
Một số điều cấm kỵ khi tặng bao lì xì
Theo quan niệm dân gian, việc tặng tiền mừng tuổi cũng cần phải chú ý một số điểm dưới đây để thể hiện sự tôn trọng với người tặng và mang ý nghĩa may mắn trọn vẹn:
1. Bao lì xì nên để số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành
Số tiền trong phong bao lì xì nên để số chẵn hơn là số lẻ bởi điều đó đem lại may mắn nhiều hơn.
2. Không sử dụng bao lì xì cũ
Việc sử dụng lại bao lì xì cũ không chỉ gây nên tình huống dở khóc dở cười vì năm mới đã khác với năm cũ mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nhận.
3. Nhét tiền mới trong phong bao lì xì
Đầu năm mới nên điều mong ước cũng là sự khởi đầu mới, do vậy không nên sử dụng tiền cũ để mừng tuổi. Điều này cũng thể hiện sự thành tâm cầu chúc của người tặng dành cho người nhận, bỏ qua những điều không hay của năm cũ.
4. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đã có không ít trường hợp cả hai bên phụ huynh đều xấu hổ khi bé vùng vằng vì tiền lì xì quá ít.
Trải qua bao nhiêu năm, tục mừng tuổi vẫn được gìn giữ và sự mong mỏi nhận được chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi. Những chiếc bao lì xì đã trở thành những chiếc cầu nối gắn kết mọi người, thể hiện tình cảm, sự hy vọng vào những điều ấm áp, an lành và nhiều may mắn trong dịp năm mới. Dù thời đại có biến đổi thế nào, thì nét văn hóa đẹp này vẫn luôn in sâu trong tâm khảm người Việt, lưu giữ lại những ký ức khó quên và gợi lên những hy vọng vào một tương lai mới.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Mâm cỗ mặn để cúng lễ ngày TẾT nhất thiết không thể thiếu món này?
-
Tổng hợp lời chúc tết hay và ý nghĩa cho năm ĐINH DẬU 2017
-
TẾT ĐINH DẬU: Loại hoa, cây cảnh LỘC LÁ, nhà nào trồng là mang THẦN TÀI vào nhà!
-
Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán
-
Nguyên tắc cần nhớ rõ khi đi chùa ngày TẾT, tránh đen đủi cả năm