Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực. Phúc báo có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báo đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.
Muốn hết bất an, muốn được thanh thản, phương pháp tốt nhất chính là tạo phúc, tự mình gia tăng phúc khí của bản thân. Mà Phật dạy, hành thiện tích phúc, nghiệp lành đời đời. Chăm làm điều thiện, tránh xa điều ác thì không cầu phúc cũng tự đến.
Nếu bạn luôn sống so đo, bạn sẽ rất khổ tâm; nếu bạn luôn bao dung, bạn sẽ rất hạnh phúc; nếu biết sao là đủ, bạn sẽ sống vui vẻ; nếu bạn luôn biết ơn, bạn sẽ rất lương thiện…
1. Làm người: Kính trọng bề trên, không xem thường bề dưới, gọi là Lễ;
2. Làm việc: Lớn không hồ đồ, nhỏ không so bì, gọi là Trí;
3. Có lợi: Được 6 phần nhưng chỉ nhận 4 phần, gọi là Nghĩa;
4. Có luật pháp: Biết giữ mình, không màng lợi lộc, gọi là Liêm;
5. Đối nhân: Trước sau như một, đối xử chân thành, gọi là Tín;
6. Tu tâm: Tu dưỡng đạo đức, yêu thương mọi người, gọi là Nhân.
Khi không có tiền, lao động cần cù, tiền sẽ đến. Đây gọi là Thiên Đạo Thù Cần.
Khi có tiền, không tiếc tài vật, người sẽ đến. Đây gọi là Tài Tán Nhân Tụ.
Khi có người, cho tình yêu đi, sự nghiệp sẽ đến, đây gọi là Bác Ái Lĩnh Chúng.
Khi sự nghiệp thành, không tiếc kinh nghiệm mà chỉ cho người khác, niềm vui sẽ đến, đây gọi là Đức Hạnh Thiên Hạ.
Không có cho đi sẽ không có nhận lại!
Hãy nhớ, trái đất tròn, bạn đối nhân xử thế ra sao, nhận lại sẽ như thế.