Âm đức là gì?
Từ nhỏ chúng ta vẫn thường được dạy rằng phải tích âm đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu.
Hiểu một cách đơn giản thì hành thiện đều là tích đức. Nếu nói rõ thì thiện có thật có giả, có ngọn có ngành, có âm có dương, có đúng có sai, có lệch có chính, có vơi có đầy.
Phàm là hành thiện đều được biết đến là tích dương thiện. Hành thiện mà không để người khác biết chính là âm đức.
Mỗi ngày làm một việc thiện vốn không khí, nó sẽ tích lũy dần dần. Làm việc thiện chẳng cần lưu danh, làm việc tốt chẳng cần đòi hỏi công lao.
Làm dương đức bạn sẽ được khen ngợi, được phát bằng khen, sẽ được vỗ tay tán thưởng. Đó chính là quả báo thiện lành của bạn, nhưng xong rồi thì cũng hết.
Âm đức thì sẽ tích lũy từng chút một, khi đạt đến giới hạn thì sẽ trở thành phúc báo lớn của ạn.
Năng kết thiện duyên
Duyên chính là quan hệ giữa người với người. Thiện duyên tức là dây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh. Điều này có lợi cho mình mà có lợi cho cả người. Cho dù thích hay không thích thì thì trên đời chúng sanh đều phải kết thiện duyên, tránh xa ác duyên.
Thiện duyên như chuyến đò của ngang của sinh mệnh, chỉ có những người năng kết thiện duyên rộng rãi thì mới có tương lai tốt đẹp.
Khi một người biết cách đối nhân xử thế, biết xây dựng mối quan hệ xã giao thì người đó sẽ ngày càng thuận lợi.
Tin vào nhân quả
Những nghiệp nhân quả báo, kiết hung, họa phước trên đời cũng luôn tuần hoàn, tiếp nối không dừng.
Mỗi người tạo một nghiệp là nhân, chịu báo ứng là quả. Khi chịu báo ứng người đó tiếp tục chịu tạo nghiệp thì vĩnh viễn luân chuyển, tuần hoàn.
Chúng ta đều phải tu thiện tích đức, cố gằng kiểm soát bản thân mình.
Nếu chúng ta tạo quả ác thì báo ứng sẽ giáng xuống chẳng thể nào tránh khỏi được.
Hiếu kính vưới cha mẹ
Hành thiện tích đức, trước hết phải biết hiếu kính cha mẹ. Cha mẹ được ví như là phúc điền lớn nhất của thế gian. Hiếu kính với cha mẹ còn là đạo lý hiển nhiên của con người.
Hiếu thuận với cha mẹ chính là hành động tích âm đức cực kỳ tốt. Một người làm được những điều này thì chắc chắn phúc khang trường thọ.
Năng bố thí
Bạn bố thí đi cái gì sẽ nhận lại thứ đó. Bố thí cũng như gieo trồng hạt giống, càng bố thí nhiều thì càng thu hoạch được nhiều. Bố thí ở đây cần được hiểu không chỉ là hành động quyên tắng, mà bao gồm nhiều phương diện.
Mỗi ngày thêm nụ cười, thêm một câu tán thưởng đó đều là hành động bố thí. Tâm thái của bạn ra sao sẽ quyết định cách mà bạn nhìn thế giới.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Khi về già người ta mới nhận ra người thân thiết nhất không phải vợ mà chính là 3 người này
-
Lời Tổ Tiên dạy không sai: "Không tiền không đâm đầu vào 3 việc, khó khăn không tơ tưởng đến 3 người"
-
Gia đình thiếu 4 âm thanh này thì suốt đời nghèo khó, làm mãi không đủ no
-
Tại sao đứa trẻ lại muốn đầu thai vào nhà bạn mà không phải gia đình khác?
-
Ở nông thôn có 4 thứ đại độc: ''Hành lá nương nương, tỏi một tép, đàn bà ngẩng đầu và đàn ông cúi đầu''