"Đàn ông tóc tốt không lập xuân" có nghĩa là gì?
Ở vế đầu tiên, cổ nhân dạy “Đàn ông tóc tốt không lập xuân”, đây là lời dặn dò phụ nữ thời xưa khi tìm chồng cần phải chọn người đàn ông có mái tóc chắc khỏe.
Những người đàn ông này thường cường tráng, thể chất tốt. Mái tóc chắc khỏe là do nội tiết tố nam tiết ra nhiều, nên những người đàn ông như vậy cũng thường can đảm vào dũng cảm hơn
Đáng chú ý, từ “lập xuân” trong câu nói này còn có liên quan đến một phong tục tập quán thời xưa. Cụ thể, lúc khai xuân mọi người sẽ cầm một cái dây thừng đánh vào con bò làm bằng đất đặt trước nha môn. Khắp người con bò này được đính đầy lương thực, ai có thể dùng dây thừng đánh nó sẽ lấy được một phần lương thực tương đương.
Hiểu đơn giản thi phong tụ này là cách người xưa gửi gắm may mắn, hy vọng năm mới tới mùa màng sẽ bội thu. Những người tham gia những hoạt động này đều là những nông dân nghèo khổ, túng thiếu hoặc không có cơm ăn áo mặc.
Một người đàn ông có mắc tóc chắc khỏe là người khỏe mạnh, có thể dựa vào sức mình để thay đổi điều kiện sống của gia đình mà không cần trông chờ vào những hoạt động như thế này.
"Đàn bà béo tốt không soi đèn" ý muốn nói điều gì?
Vế sau của câu, cổ nhân dạy “Đàn bà béo tốt không soi đèn”, có nghĩa là những người phụ nữ béo tốt sẽ không tham gia những hoạt động như soi đèn. Điều này có liên quan tới mỹ học cổ xưa.
Cụ thể, vào thời nhà Hán và thời nhà Đường, người đời quan niệm phụ nữ tốt thường có thân hình đầy đặn, điển hình như Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng thời phong kiến Trung Hoa.
Theo quan niệm của cổ nhân, phụ nữ mập mạp thì khỏe mạnh, tính tình chất phát, lương thiện. Đây là những người mang tướng vượng phu ích tử, đảm đang, biết chăm lo cho gia đình chồng con, biết vun vén chuyện nhà cửa.
Còn về hoạt động “soi đèn” thì giống như một bữa tiệc hoặc trò chơi đặc biệt thời xưa mà những nam nữ độc thân đều thích tham gia để tìm kiếm bạn đời. Nhưng trong mắt người xưa, đó được coi là hành vi phi đạo đức. Phụ nữ tham gia những bữa tiệc kiều này sẽ bị coi là không có đạo đức.