Đả kích con
Khiêm tốn là một từ có nghĩa tốt, nhưng cũng có chút nghĩa thiếu tự tin. Trong quá trình dạy dỗ con cái, rất nhiều bậc phụ huynh sợ con mình kiêu ngạo, cùng là để con biết khiêm tốn nên thường xuyên đả kích con.
Ví dụ khi con thi được 8 điểm, hớn hở vui mừng nói cho cha mẹ biết, cha mẹ lại nói rằng "Sao không được 9 điểm?" Khi trẻ thi được 9 điểm, cha mẹ lại hỏi "Sao chỉ có 9 điểm? Không thi nổi 10 điểm à?" Khi trẻ đứng thứ 2, cha mẹ sẽ nói có gì mà đáng tự hào, dù gì cũng chả phải là xếp thứ nhất.
Đợi đến khi bạn xếp thứ nhất lớp, họ lại so sánh với cái khác... Những bậc cha mẹ này họ không biết rằng mình đang hủy hoại sự tự tin của con, đang khiến con cảm thấy áp lực và bị trói buộc rất lớn.
Cha mẹ nên nhìn nhận một cách chính xác về từng bước trưởng thành của con mình, đồng thời phải có sự khẳng định, khích lệ một cách khách quan với trẻ nhỏ. Như vậy mới giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, càng tự tin hơn! Còn với khiêm tốn, nên để cho trẻ biết rằng lúc cần khiêm tốn thì khiêm tốn, lúc không cần khiêm tốn thì không phải khiêm tốn.
Cha mẹ hay so sánh con với nhau
Con coi chị ăn kìa, chị ăn xong rồi thấy chưa! Con lớn rồi mà không giỏi bằng em...vv...! Điều đó vô tình gây một hiềm khích trong lòng trẻ, xem anh chị em nó là nguyên nhân của việc thất bại, nên có dịp sẽ “bùng nổ” bạo lực ngay!
Không để ý tới thể diện của con
Người lớn có thể diện của người lớn, trẻ con cũng có thể diện của trẻ con. Bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, không ai muốn mình bị mất thể diện cả, đặc biệt là khi trước mặt người ngoài. Nhưng trong thực tế có rất nhiều ông bố, bà mẹ không thèm để ý tới điều này, thậm chí là quát mắng, trừng phạt con ở những chốn đông người.
Phương thức giáo dục trẻ như vậy không có hiệu quả, dễ khiến trẻ cảm thấy ấm ức, có một số trẻ dần dần sẽ trở nên mặt dày, thậm chí là thái độ thờ ơ... Chúng ta sẽ thấy trẻ ngày càng ương bướng, thậm chí sau này trẻ lớn lên sẽ học theo cha mẹ không biết tôn trọng người khác, điều này sẽ đem lại những bất lợi rất lớn cho trẻ về sau.
Đối xử không công bằng với trẻ
Trẻ em không chấp nhận sự không công bằng kiểu con là chị lớn phải nhường em, hay con là con trai phải nhường chị..., mà chúng là những thực thể ngang bằng nhau và cần công bằng! Sự cố ép tụi nó chấp nhận một sự nhường nhịn nào đó sẽ gây uất ức trong lòng và phát sinh bạo lực khi có dịp!
Bắt lớn nhường bé
Lớn nhường bé đó là một đức tính truyền thống đẹp, nhưng đối với trẻ con mà nói thì điều này chưa hẳn là đúng. Có rất nhiều gia đình sinh 2 con, cha mẹ đều bắt đứa lớn nhường đứa bé hơn, thậm chí còn phê bình đứa lớn, luôn bảo vệ đứa nhỏ.
Nếu như lâu ngày làm vậy sẽ khiến đứa lớn cảm thấy mẹ không công bằng, hoặc không còn yêu con nữa, dần dần trở nên mất tự tin, còn đứa nhỏ vì được chiều chuộng sẽ ngày càng ương bướng. Cho nên, việc này sẽ không có lợi cho sự trưởng thành tâm lý của cả 2 đứa trẻ. Các cha mẹ cần phải làm khi hai đứa cãi nhau là đứng giữa, nhìn nhận khách quan không thiên vị, dẫn dắt các con tim cách xử lý.
Tác giả: