5 điều quyết định đến vận mệnh sang hèn, sướng khổ của một đời người

( PHUNUTODAY ) - Dù giàu có hay nghèo khổ, dù sang hay hèn, sướng hay khổ chỉ cần rèn luyện tính khí, vạn sự ắt sẽ được như ý. Nhưng việc học ra sao, làm người như thế nào không phải ai cũng biết.

Dưới đây là 5 điều mà ai ai trong chúng ta cũng phải tu dưỡng suốt đời:

1. Dũng cảm nhận sai và khắc phục sai lầm

Dù nghèo hay giàu, đều cần rèn luyện tính khí mới có thể làm được chuyện lớn. Con người ta có tật xấu, dù có điều xảy ra, không cần biết đúng sai, luôn cho mình là đúng.

Đây chính là nguyên do khiến ta không thể phát triển được. Nhận biết được cái sai, sửa sai và bỏ qua những điều sai phạm của người khác đầy bao dung. Đó gọi là tu nhân tích đức cõi đời.

Nhận sai không phải khiến bạn trở nên thua kém, thấp hèn mà là dùng sự thông minh, bình tĩnh để thức tỉnh người khác. Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên biển lặng.

Nếu biết mình sai mà không chịu thừa nhận, vậy sai càng thêm sai. Con người như vậy sẽ dần bị cô lập rồi sống đơn côi cả đời.

5 điều mà ai ai trong chúng ta cũng phải tu dưỡng suốt đời. Sướng hay khổ, sang hay hèn đều là do tu dưỡng mà ra. (Ảnh minh họa)

2. Biết cách nhu hòa như nước, rồi nước chảy đá sẽ mòn

Nước nhìn như không có lực nhưng khi gặp phải vật cản cứng như hòn đá, nước sẽ dần dần mài mòn. Đó là lấy nhu thắng cương.

Nước khi là băng sẽ trở nên cứng rắn như sắt thép, càng trong hoàn cảnh lạnh giá khắc nghiệt lại càng cứng rắn. Con người cũng nên như thế, càng chịu gian khó thì càng phải có ý chí kiên cường.

Nước khi hóa thành hơi, là vô hình, nếu hơi ngưng tụ trong một phạm vi nhất định thì sẽ tạo ra lực đẩy rất lớn. Đây chính là tụ khí sinh tài. Cho nên, một người muốn làm nên đại sự thì cần phải hàm dưỡng đức tính nhu hòa giống như nước.

3. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với người khác là nghệ thuật trong giao tiếp. Con người không có sự thấu hiểu sẽ sản sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng. Cuộc sống sẽ nên hài hòa hơn.

4. Thấm nhuần chữ “nhẫn”

Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành của Phật giáo, ‘Nhẫn’ là đệ nhất. Không oán trách mình, trách người, biết bỏ qua những sai lầm, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn

Cổ nhân cũng thường nói: "Một điều nhịn chín điều lành, chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu". Nhẫn là đức tính đẹp, là cảnh giới cao nhất của kiếp người.

5. Học cách buông bỏ

Con người luôn tự rơi vào đau khổ, tuyệt vọng bởi không hiểu, hay cố tình không muốn hiểu những quy luật tự nhiên, cần phải buông bỏ để an lạc, tự tại.

Hãy biết trân trọng hiện tại, nâng niu và giữ gìn cẩn thận kẻo khi vuột mất có hối hận cũng muộn màng.

Ngược lại, những điều không phải của mình, đừng cố tranh giành, hãy buông bỏ, nới lỏng bàn tay, buông xuôi để vạn vật trở về bản ngã của nó.

Tác giả: Dương Ngọc