5 ngành học nghe tên sang chảnh, điểm đầu vào cao chót vót nhưng cực khó xin việc, lương thấp

( PHUNUTODAY ) - Những ngành nghề dưới đây dù nghe tên rất kêu nhưng khó xin việc.

Ngành tâm lý học

Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác.

Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,...

Chuyên ngành Lịch sử

Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức.

Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

Ngành sân khấu điện ảnh

Mỗi năm, sinh viên sân khấu điện ảnh ra trường rất nhiều nhưng không phải ai trong số đó cũng có thể may mắn trở thành diễn viên, có thể xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình. Cơ hội xuất hiện trong các bộ phim hay diễn ở sân khấu kịch đối với người theo đuổi ngành sân khấu điện ảnh không nhiều.

Hiện nay, việc xuất hiện những dạng phim ngắn được chiếu trên mạng xã hội như YouTube, Facebook... cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho người đam mê với nghiệp diễn. Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác, sân khấu điện ảnh vẫn là một ngành đặc thù và nhu cầu nhân sự không quá nhiều.

Ngành biên tập xuất bản

Ngành biên tập xuất bản dành cho những người đam mê sách, đam mê ngôn ngữ. Ngành này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và nhiều kỹ năng chuyên môn.

Tuy nhiên, đây là ngành không quá nổi bật trong thị trường lao động hiện nay và nhu cầu nhân sự không cao.

Người tốt nghiệp ngành xuất bản còn phải cạnh tranh với những người học các ngành khác ra làm trái nghề như ngành ngôn ngữ, sư phạm, lịch sử...

Ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành được nhiều thí sinh lựa chọn. Đặc biệt trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế thế giới, cơ hội nghề nghiệp liên quan đến việc kinh doanh càng nhiều. Tuy nhiên, người theo đuổi ngành này nhiều nhưng nhu cầu thị trường thì không lớn đến như vậy. Rất nhiều sinh viên ra trường không tìm dược việc làm hoặc phải làm công việc trái ngành.

Các doanh nghiệp không cần số lượng, họ cần nhân sự có chất lượng. Do đó, số lượng sinh viên không đáp ứng được yêu cầu và bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hướng đi phù hợp cho bản thân.

Ngành quản trị kinh doanh đang thừa người nên khi ra trường nguy cơ không tìm được việc làm đúng ngành nghề đã được đào tạo, thậm chí thất nghiệp là rất cao.

Tác giả: Thạch Thảo