Bảo quản mọi thực phẩm trong tủ lạnh
Không phải thực phẩm nào được bảo quản trong tủ lạnh cũng tốt. Các loại thực phẩm như cà chua, hành tây, tỏi, khoai tây, bí xanh, cà tím và các loại trái cây nhiệt đới khác như xoài, kiwi sẽ ngon hơn khi để ở ngoài nhiệt độ thường. Nếu để trong tủ lạnh, chúng sẽ mất độ ngon, chất sinh dưỡng và nhanh hỏng.
Sử dụng dụng cụ nấu ăn sai
Cũng giống như điều quan trọng là phải biết những thành phần nào có trong thực phẩm bạn ăn, bạn cũng nên biết những thành phần nào được sử dụng để tạo ra dụng cụ nấu mà bạn sử dụng. "Đồ nấu nướng không dính là một trong những thủ phạm lớn nhất khi nói đến độc tính", Raul Serrano, bác sĩ y khoa chức năng ở Palm Harbor, Florida, cảnh báo.
Nhờ được phủ một lớp PTFE (polytetrafluoroethylene) lên bề mặt nên các dụng cụ này không bị dính thức ăn khi đun nấu. Tuy nhiên, khi gặp độ nóng trên 300 độ C, PTFE bắt đầu thải độc tố, người nhiễm phải sẽ có chứng giống như cảm cúm, người ta gọi là cúm Teflon. Độc tố này thậm chí gây tử vong cho chim thú cưng.
Lưu trữ thức ăn thừa trong hộp nhựa kém chất lượng
Trong cùng một bối cảnh cẩn thận khi lựa chọn dụng cụ nấu nướng của bạn, bạn luôn cần đề phòng khi mua các hộp đựng thực phẩm. "Một số hộp lưu trữ thực phẩm phổ biến trên thị trường có chứa bisphenol-A (BPA). "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là hợp chất mà một khi ăn vào cơ thể, nó sẽ bắt chước estrogen trong cơ thể chúng ta.
Mức estrogen cao là thủ phạm trong việc tăng cân, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu và nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn", tiến sĩ Serrano nói. Thay vào đó, ông đề nghị thay vì dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm thì hãy dùng hộp bằng thủy tinh. Nếu muốn dùng hộp nhựa thì nên chọn loại đảm bảo và an toàn về chất lượng.
Nấu ăn với quá nhiều muối
Nếu có một hương vị mà người Mỹ thích trong thức ăn thì đó là muối. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thực tế, khoảng 90% người sống ở Hoa Kỳ từ 2 tuổi trở lên tiêu thụ quá nhiều thứ gia vị này. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ khoảng 2.300 mg muối mỗi ngày (tương đương 1 muỗng cà phê); người lớn trung bình tiêu thụ khoảng 3,592 mg.
Nhiều người không biết thói quen ăn mặn bắt nguồn từ đâu, nhưng có thể nói nó bắt đầu tự sự sơ ý trong quá trình nấu thức ăn. Ngoài ra còn có một lượng lớn đến từ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, giò chả, mỳ tôm... Theo các chuyên gia y tế, ăn mặn chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, suy thận, ung thư đại trực tràng...
Nấu tỏi quá sớm
Hầu hết công thức nấu ăn đều khuyên bạn nên cho tỏi vào cuối cùng hoặc bỏ vào món ăn sau khi nấu xong khoảng 2-3 phút. Tỏi chứa ít nước hơn mọi thực phẩm khác. Vì vậy, nó chín rất nhanh và dễ bị cháy. Khi quá chín, tỏi có thể gây mùi khó chịu cho món ăn.
Tác giả: