1. Nhìn thẳng vào sự thật và dám nhận sai
Con người thường có thói quen sợ sai và không dám nhận lỗi về mình, thế nhưng nếu không bao giờ nhận sai thì không ai có thể khá lên được, và mãi mãi chỉ là kẻ hèn nhát mà thôi.
Nhận sai chính là một kiểu tu tâm dưỡng tính, rèn luyện bản thân, cho dù bản thân không sai nhưng mạnh dạn nhận sai, nhìn vào khuyết điếm sẽ cho mình những bài học quan trọng. Khổng Tử có câu: "Đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai".
Hãy nên ghi nhớ, sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải chính là biết sai mà không sửa. Việc bạn nhận sai khiến người khác nhìn bạn bằng con mắt khác. Sau này khi không còn cơ hội sửa sai nữa, lúc đó hối hận mới không kịp.
2. Thấm nhuần chữ “nhẫn” sẽ làm nên việc lớn
Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành của Phật giáo, ‘Nhẫn’ là đệ nhất. Cổ nhân cũng thường nói: “Một điều nhịn chín điều lành, chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Nhẫn là đức tính đẹp, là cảnh giới cao nhất của kiếp người.
Nói thì dễ, làm mới thấy khó, mấy ai đã thấu và hành được chữ “Nhẫn” trong cuộc sống? Một người nếu có thể rèn được cho mình đức tính nhẫn nhịn, khiêm nhường thì chính là người có tài trong đối nhân xử thế, có trí mà kín đáo và biết nhìn xa trông rộng.
3. Biết cách lắng nghe, thấu hiểu
Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với người khác cũng là một nghệ thuật trong giao tiếp. Con người mà không có sự thấu hiểu lẫn nhau thì sẽ sản sinh ra vấn đề thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Còn biết mình, biết người thì trăm trận trăm thắng, cuộc sống con người với con người trở nên hài hòa hơn.
4. Đừng quên học cách buông bỏ
Đời người vì sao mà khổ? Con người ta rơi vào đau khổ và tuyệt vọng là bởi vì không hiểu được rằng cuộc sống có những quy luật tự nhiên, cần phải buông bỏ để an lạc, tự tại.
Con người mang nặng ưu tư là người nghĩ nhiều, phiền lòng nhiều. Hãy học cách buông bỏ để an lạc, tự tại, sống biết mình biết ta.
Những thứ là của mình thì phải biết cách trân trọng, nâng niu và giữ gìn cẩn thận kẻo khi vuột mất có hối hận cũng muộn màng. Ngược lại, nếu nhận ra có thứ không phải của mình, cần học cách buông bỏ. Hãy nới lỏng bàn tay, buông xuôi để vạn vật trở về bản ngã của chính nó.
5. Lòng từ bi bác ái sẽ để lại tiếng thơm đến đời sau
Đừng bao giờ tìm cách áp chế những cảm xúc như cảm động, thương người, vì đó là những điều tự nhiên của con người. Người có lòng tư bi sẽ đồng cảm với những thống khổ, bất hạnh của người khác. Điều quan trọng là phải phát triển lòng từ bi bác ai, lòng thương người.
Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất đời người không phải là tiền tài của bạn rộng lớn thế nào mà bạn có được một tâm tính đẹp đẽ hay không. Tiền bạc không thể mang theo khi trở về với cát bụi nhưng lòng từ bi bác ái sẽ để lại tiếng thơm đến đời sau.
Đối xử tử tế với người xung quanh là cách để chúng ta sống trọn vẹn cuộc đời. Ngược lại, những ai sống trong hận thù, oán trách sẽ chỉ gây nghiệp cho bản thân khiến cuộc sống càng lúc càng bế tắc.
6. Cuối cùng, đừng quên học cách tồn tại!
Để duy trì được sự tồn tại, trước hết phải giữ gìn sức khỏe thật tốt. Sức khỏe của con người là thứ quan trọng nhất, bởi chỉ khi có sức khỏe chúng ta mới có thể sống để thực hiện những kế hoạch dở dang, để yêu thương và chia sẻ.
Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy học cách yêu lấy chính mình, giữ cho mình luôn mạnh khỏe, an yên.
Trên đường đời, không ngừng tu tâm dưỡng tính thì mới có thể rèn được khí tiết cao thượng: “Bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” tức là, nghèo mà không hèn, giàu không tham, không bị khuất phục trước quyền thế.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Cuộc đời bạn sẽ từ ánh dương rực rỡ bước vào vực sâu tăm tối, nếu trao trọn niềm tin cho loại người sau
-
Loại cây đuổi muỗi nhanh hơn bình xịt, an toàn cho trẻ, nhà nào chưa có phải “tậu” ngay
-
Những nét quý tướng đại phú: Báo hiệu tài lộc bùng nổ trong năm Canh Tý 2020
-
Ngày sinh âm lịch của người phụ nữ là "con cưng" thần Tài, cả đời hưởng giàu sang phú quý
-
5 món ăn khiến thần Tài "cáu giận", chớ dại đặt lên bàn thờ kẻo bị quở phạt, mất hết tài lộc