1. Ăn hàng
Ăn hàng chỉ nên vào những dịp hệ trọng, hoặc thỉnh thoảng đôi lần, chứ không nên diễn ra mỗi ngày. Bởi dù là quán bình dân hay nhà hàng sang trọng, số tiền bạn phải trả cho một món ăn cũng cao hơn chi phí thực tế tự nấu nướng.
2. Vung tay quá trán vào các kỳ nghỉ
Nghỉ ngơi, du lịch, chẳng ai muốn thắt lưng buộc bụng. Nhưng nhiều người vung tay quá trán, dẫn đến tiền tài khánh kiệt, thậm chí còn mang nợ vào thân. Vậy nên, hãy lên lịch trình cụ thể, tìm hiểu kỹ lưỡng về địa điểm muốn đến, để tránh tình trạng bị chặt chém, lừa đảo.
3. Không cưỡng nổi trước mỗi dịp giảm giá
Nhiều người cảm thấy bị kích động mỗi khi các shop tung biển hiệu giảm giá, thậm chí giảm sâu đến 70%. Tuy nhiên nên cân nhắc 3 việc. Thứ nhất, tài chính có cho phép không? Thứ hai, món đồ đó có cần thiết không. Cuối cùng, rẻ nhưng có dùng được không.
4. Mua những món đồ bày ở quầy tính tiền
Nhiều cửa hàng đặt những món đồ nhỏ gọn giá tiền vừa phải ở quầy tính tiền. Đây là một chiến lược marketing và khá nhiều người mắc phải. Kiểm soát lại bản thân ở quầy tính tiền cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Vì nếu chúng thực sự cần thiết, bạn đã mua trong lúc lượn hàng rồi.
5. Sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần
Các món đồ nhựa dùng 1 lần rất rẻ, nhưng có đáng không nếu như bạn chi tiền cho một thứ chỉ dùng 1 lần rồi vứt đi? Thậm chí, hành động này còn gây ô nhiễm môi trường.
6. Điên cuồng vì đồ công nghệ
Mỗi khi có thiết bị mới ra mắt, nhiều người lại muốn đổi chiếc máy cũ của mình, dù sử dụng chưa đầy 1 năm. Tuy nhiên, “có mới nới cũ” chỉ gây ra sự lãng phí, mà chẳng mang lợi ích thiết thực nào cho bạn.
Các “mẹo” quản lý tiền bạc đúng cách, nên đọc
1. Đặt ra một mục tiêu về tài chính: Hãy liệt kê đầy đủ các công việc ưu tiên cần sử dụng đến tiền bạc của mình ra một tờ giấy, từ đó bạn sẽ đặt được mục tiêu về tài chính phù hợp.
2. Thống kê thu nhập theo tháng: Hãy bắt đầu tính tổng thu nhập của bạn trong một tháng để cân đối giữa thu và chi.
3. Tính toán các chi phí cần thiết: Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí cố định theo tháng của bạn, để loại bỏ các khoản không cần thiết.
4. Tìm kiếm những khoản tiền có thể tiết kiệm được: Bạn có thể phát hiện ra những khoản “vung tay quá trán” có thể tiết kiệm được mà bản thân không hề biết.
5. Theo dõi chi tiêu của bản thân: Bạn có thể liệt kê các khoản chi tiêu của mình ra giấy, ra excel hoặc các phần mềm quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
3 chữ “vàng” làm nên một gia đình phong thủy phú quý: Chỉ thiếu mất một điều sẽ dẫn đến suy vong
-
Mẹo để thoát khỏi nỗi ám ảnh 'Đi làm thứ Hai" cho dân công sở
-
Phật dạy: Phụ nữ là báu vật quý giá nhất, 3 phúc báo vô lượng sẽ nhận được nếu biết trân trọng
-
Bỏ lại người mẹ già yếu đi tìm Đức Phật, cuối cùng lại được diện kiến ở nơi chẳng ai ngờ đến
-
Đã là phụ nữ, 8 thứ "xa xỉ" sau nhất định phải có, mới làm nên khí chất ngút trời "vạn người mê"