Đức có thể đạo ngược vận số
Chuyện xưa kể lại: Xưa kia có người nông dân nọ, môi khi mùa màng bội thu, ông chẳng bao giờ bo bo giữ cho riêng mình. Thay vào đó, đêm phân phát quá nửa cho anh em, họ hàng, làng xóm. Ông quan niệm, hoa ngô trong quá trình thụ phấn là nhờ gió thổi. Ngô nhà hàng xóm tốt, của tôi mới được bội thu. Tôi làm vậy, cũng là một cách để đền ơn, cũng là chuộc lỗi vì đã lấy mất phúc lộc của họ.
Mọi sự là vậy, hạnh phúc, tiền tài, danh vọng không phải tự nhiên mà có. Sống nếu biết cho đi, sẽ nhận lại thứ còn giá trị hơn gấp nhiều lần vật chất, chính là phúc báo. Một khi đã tích đủ, vận mệnh gia đạo sẽ được chuyển biến ngoạn mục.
Nhẫn có thể chu toàn vạn sự
Chuyện xưa kể lại, có một cặp vợ chồng quan lại nọ đã sống gần hết đời người. Một lần cả hai đến tham dự hôn lễ của một viên nô bộc. Có người hỏi họ làm sao để có được cuộc hôn nhân viên mãn như vậy, thậm chí lại còn giàu sang phú quý? Quan lớn vuốt râu, mỉm cười đáp lại: “Chỉ có một chữ ‘Nhẫn'”. Viên phu nhân ngồi cạnh cũng niềm nở tiếp lời: “Thêm một chữ “nhịn”” .
Không phải ngẫu nhiên, vợ chồng đeo trên tay nhẫn cưỡi. Nhẫn, giống như tên gọi của nó, nhẫn nhục một bước trời cao biển lặng. “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Người trong nhà nếu biết lùi một bước, nghĩ cho đối phương nhiều hơn, sẽ tránh được nhiều phiền phức không đáng có.
Cần có thể phát tài
Khang Hy lên 7 tuổi đã làm Hoàng đế, nhưng rất chuyên cần. Mỗi một bài văn, ông đều đọc 100 lần, chép 100 lần và học 100 lần. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu độc lập xử lý triều chính. Mỗi ngày ông thức dậy lúc 4 giờ sáng, buổi sớm thiết triều, buổi chiều sẽ tiếp kiến quan viên, tiếp kiến toàn bộ quan huyện khắp toàn quốc, khiến hết thảy các quan viên đều kinh ngạc thán phục, không dám một phút lười biếng, hết lòng thương dân.
Gia đạo cũng vậy, muốn sung túc no đủ, hưng thịnh cần chăm chỉ, cần cù, không quản ngại khó khăn. Cha mẹ chăm chỉ lao động, con cái chăm chỉ tiếp thu kiến thức. Trái ngọt không dành cho những kẻ lười biếng. Thành công không có chỗ cho người lười.