7 loại thực phẩm có hại cho não trẻ em và các loại thức ăn gây nguy hiểm mẹ vẫn cho bé ăn

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là 7 loại thực phẩm vô cùng có hại cho trẻ nhỏ nhưng vẫn có nhiều bậc cha mẹ không biết và vô tư cho trẻ ăn.

Những thực phẩm có hại cho não của trẻ

Trẻ nhỏ có rất nhiều loại thực phẩm để lựa chọn, và các bậc phụ huynh đôi lúc cho phép trẻ lựa chọn những loại thực phẩm không lành mạnh thay vì nghiêm khắc với trẻ về vấn đề ăn uống. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm tưởng chừng tốt cho sức khỏe của trẻ ngược lại có thể gây hại cho trẻ. Thực trạng này có thể dẫn đến chứng bệnh béo phì ở trẻ và sự phát triển thiếu lành mạnh.

 

Dưới đây là 7 loại thực phẩm có hại mà trẻ nhỏ không nên ăn thường xuyên, hoặc thậm chí cha mẹ không bao giờ nên cho phép trẻ ăn.

1. Bỏng ngô

Trong quá trình chế biến, bỏng rất dễ bị nhiễm chì, trong khi chì lại là nguyên tố kim loại nặng có hại cho hệ thần kinh, sau khi ngấm vào máu sẽ gây cản trở cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tổn hại đến hệ thống thần kinh. Không những thế còn có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của khu thần kinh trung khu não, khiến trí lực của trẻ bị giảm sút.

2. Quẩy

Lượng chất nhôm chứa trong bánh quẩy tương đối cao, nếu cơ thể trẻ nhỏ hấp thu quá nhiều chất này có thể khiến thần kinh hoạt động chậm, dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút, gây trở ngại cho sự phát triển trí lực.

3. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán sau một thời gian sẽ bị biến chất, những chất này sau khi được hấp thụ sẽ biến chuyển thành những chất ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, không tốt cho não và quá trình phát triển của trẻ.

4. Bột ngọt, mì chính

Thành phần chủ yếu chứa trong bột ngọt, mì chính sau khi tiêu hóa sẽ phân giải thành glutamic axit. Một khi chất này có hàm lượng quá cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình truyền thông tin của hệ thần kinh. Ngoài ra, trẻ sau khi ăn quá nhiều bột ngọt, mì chính, cơ thể còn có thế bị thiếu kẽm.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng sự phát triển trí não của trẻ bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, vì thế mẹ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung DHA và vitamin B11. Hơn nữa, thói quen ăn uống của trẻ cũng nên được hình thành ngay từ nhỏ, để đảm bảo sự cân bằng kiềm và axit trong cơ thể.

5. Mì ăn liền

Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.

Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột. Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.

6. Thịt chế biến sẵn

Dăm bông, lạp xưởng và xúc xích sấy khô là món ăn yêu thích của nhiều người; tuy nhiên không nhiều người hiểu hết tác hại của chúng. Thịt chế biến sẵn chứa nhiều nitrate và muối sodium, không tốt cho sức khỏe con người nếu sử dụng hàng ngày. Thậm chí một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trường Sức khỏe Công cộng Harvard thực hiện đã chỉ ra rằng thịt chễ biến sẵn làm gia tăng nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh ung thư máu lên tới 74%. Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng thịt tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

7. Kẹo dẻo trái cây

Loại kẹo nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ này được làm từ nước trái cây. Tuy nhiên, nhà sản xuất sử dụng rất nhiều đường trong quá trình sản xuất kẹo trái cây, do đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, kẹo dẻo trái cây cũng chứa nhiều phẩm màu để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu được gắn mác “hữu cơ”, kẹo dẻo trái cây không bao giờ tốt bằng trái cây tươi.

Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng kẹo dẻo trái cây làm đồ ăn vặt cho trẻ, hãy thay thế bằng trái cây tươi. Còn nếu sử dụng chúng để bổ sung vitamin, các bậc phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn nhiều.

Tác giả:

Tin nên đọc