Một số nhóm thực phẩm gây ra nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng chúng không đúng cách trong thai kỳ. Để đảm bảo sự phát triển an toàn cho trẻ mẹ nên tránh những nhóm thực phẩm sau đây.
Đồ chiên rán
Trong đồ chiên rán có chứa một lượng nhất định phèn chua. Mà phèn chua chứa nhôm, một chất vô cơ. Nhôm có thể xâm nhập vào não của thai nhi thông qua nhau thai. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
Đồ uống chứa caffeine
Một số đồ uống có chứa 2,4% - 2,6% caffeine và hàm lượng các chất kích thích khác. Một số thai phụ sau khi uống đồ uống này bị buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh và các triệu chứng ngộ độc khác… Các phản ứng này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trái tim, não, gan và các cơ quan quan trọng khác của thai nhi. Kết quả là em bé sinh ra dễ bị các dị tật bẩm sinh.
Thừa vitamin A
Vitamin A là một trong những vitamin cần được bổ sung trong thai kỳ vì sự cần thiết của nó trong quá trình hình thành não bộ và phát triển thị giác cho trẻ. Tuy nhiên việc dư thừa vitamin A khi mang thai lại khiến cho thai nhi có thể bị quái thai. Vì vậy việc uống bổ sung loại vitamin này cần làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Ngoài ra, một số thực phẩm như gan động vật khiến cho lượng vitamin A tăng cao, do đó cần hạn chế thực phẩm này trong khẩu phần của mẹ bầu.
Quá liều vitamin A cũng gây những tổn hại về sức khỏe cho mẹ bầu như đau đầu, rối loạn thần kinh, rối loạn hệ tiêu hóa… thậm chí có thể gây mù lòa và nguy hiểm đến tính mạng.
Thực phẩm ô nhiễm chất hóa học
Thực phẩm bị ô nhiễm là nguồn gốc chứa đựng các chất hóa học có khả năng gây ra dị tật nặng nề ở thai nhi. Nạn nhân chất độc da cam là minh chứng rõ ràng nhất khi thai phụ tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm độc.
Hiện nay, các thực phẩm sử dụng hóa chất như thuốc trừ sâu hay thuốc bảo quản… cũng đặt mẹ bầu vào nguy cơ tương tự. Mẹ bầu nên hạn chế bằng cách lựa chọn rau củ ở các địa điểm uy tín và rửa sạch chúng dưới vòi nước để tẩy rửa, hạn chế chất độc hóa học trên trái cây, rau quả.
Trà
Phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà. Chất theophylline trong trà có thể kích thích đến chuyển động của thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai.
Gan động vật
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gan động vật trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và em bé.
Thực phẩm dễ dị ứng
Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống nhất là khi ăn những thực phẩm lạ mà cơ thể dễ bị dị ứng. Với bất cứ món ăn lạ nào, mẹ chỉ nên ăn một chút để thử phản ứng của cơ thể trước.
Với những thực phẩm mà mẹ đã bị dị ứng trước đó, tuyệt đối không nên cố gắng ăn bởi khi cơ thể bị dị ứng sẽ sản xuất ra một loạt các chất có hại cho bào thai. Khi cơ thể bị ngứa, phát ban, đau bụng, tiêu chảy… mẹ cần dừng sử dụng thực phẩm ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Vậy nên ăn gì để không gây dị tật thai nhi?
Để tránh gây dị tật thai nhi, mẹ bầu nên ăn nhiều những thực phẩm dưới đây:
1/ Cam
Không chỉ giàu axit folic, cam còn là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin C và chất xơ cho cơ thể. Nếu không thích ăn cam, bầu có thể uống nước cam vắt, một cách đơn giản để bổ sung thêm lượng nước cần thiết mỗi ngày.
2/ Sữa, chế phẩm từ sữa
Nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa, hẳn các mẹ bầu sẽ nghĩ ngay đến lượng canxi và protein dồi dào. Nhưng bầu có ngạc nhiên khi biết đây cũng là nguồn axit folic rất dồi dào? Trung bình, cứ 1 ly sữa 250 ml, bầu có thể bổ sung khoảng 15 mcg axit folic cho cơ thể.
3/ Măng tây
Là một trong những loại rau chứa hàm lượng folate cao nhất, trung bình 180 gram măng tây có thể cung cấp khoảng 268 mcg axit folic, đáp ứng được 1/3 nhu cầu mỗi ngày của mẹ bầu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, măng tây còn chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết như vitamin B6, B12, vitamin C, K, A…
4/ Rau bina
So với các loại rau sẫm màu, hàm lượng axit folic trong rau bina cao hơn hẳn. Đây cũng là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung thêm chất sắt cho bà bầu, bởi bina cũng là loại rau chứa một lượng chất sắt đáng kể.
5/ Bông cải xanh
Không nhiều folate bằng rau bina và măng tây nhưng bông cải xanh cũng là lựa chọn lý tưởng để đổi món cho thực đơn hàng ngày. Chỉ cần 1 chén bông cải xanh đã có thể đáp ứng được 24% nhu cầu axit folic mỗi ngày của mẹ bầu.
6/ Lòng đỏ trứng
Tập trung vitamin A, D, cholin và rất nhiều axit folic, lòng đỏ trứng gà là sự lựa chọn hào hảo, không chỉ ngăn ngừa dị tật thai nhi mà còn tốt cho sự phát triển trí não của bé cưng.
7/ Đậu tương
Trong họ hàng đậu, đậu tương là loại có hàm lượng folate dồi dào nhất. Để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đậu tương, bầu có thể thêm sữa đậu nành, đậu hũ… vào thực đơn của mình. Hơn nữa, so với các loại thịt, hàm lượng protein trong đậu tương cũng không thua kém chút nào đâu nhé!
8/ Khoai tây
Bên cạnh khả năng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh nhờ axit folic, thành phần kẽm trong khoai tây còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển các tế bào não cho thai nhi.
9/ Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Bữa ăn sáng hoàn hảo giúp mẹ bầu hấp thụ tốt chất xơ, axit folic và một số dưỡng chất quan trọng khác. Hơn thế nữa, ngũ cốc cũng có thể trở thành món ăn vặt dinh dưỡng không thể thiếu cho các mẹ bầu công sở.
10/ Quả bơ
Cung cấp đồng thời một lượng lớn axit folic và chất béo lành mạnh omega 3, bơ rất tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu và trí não của bé cưng.
Tác giả: