7 sai lầm đáng trách làm tiêu tán thiện nghiệp
1. Phát tâm sân hận
Theo Phật giáo Đại Thừa, lúc phiền não nghiêm trọng nhất là lúc sinh tâm sân hận. Tâm sân hận nổi lên thì hủy hoại cả trăm kiếp tích lũy thiện nghiệp. Tích lũy công đức từ những việc nhỏ, trải qua lâu dài mà chỉ vì một phút nóng nảy, thiếu kiên nhẫn là hủy diệt hết. Vừa giận lên là trăm ngàn nghiệp chướng kéo đến, thiêu đốt công đức.
2. Tự xưng là công đức
Cố ý khoe khoang với người khác về công đức của mình, khoe khoang việc tu hành của mình, tuyên truyền về điểm tốt của mình thì thiện nghiệp tiêu tán. Thiện từ tâm, chân tâm thì có thiện. Nếu hành thiện để khoe, để oai thì thiện ấy là gian dối, biến thành ác mất rồi.
3. Hối hận vì làm thiện
Làm thiện mà hối hận, ví như bố thí hay tiến tu công đức nhưng rồi lại tiếc tiền, nghĩ là lãng phí thì lại mất hết nghiệp. Thiện nghiệp chỉ được tích lũy khi bản thân tự nguyện làm, cảm thấy thoải mái khi làm, hiểu được mục đích ý nghĩa của việc mình làm mà thôi.
4. Hướng đi sai lầm
Nhiều người cho rằng, mình hành thiện để mong được hồi báo, đó là con đường sai lầm. Mong dựa vào thiện căn để trở nên mạnh mẽ, áp chế người khác, là sai trái. Lấy tham, sân, si là mục tiêu thì hướng đi không thể đúng đắn được. Bất cứ khi nào bản thân làm thiện vì cái “tôi” chứ không phải cái “tâm” đều sẽ phá hủy thiện nghiệp. Cuộc đời có nhân quả, dẫu trong ý nghĩ cũng có nhân quả, nên làm gì, nghĩ gì để sẽ nhận được điều tương ứng.
5. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức.
Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.
6. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác
Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện.
Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế.
7. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…
Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp.
Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.
Làm điều này thôi phúc báo hưởng cả đời không hết
Đừng than phiền, oán trách cuộc sống
Một người thường xuyên than phiền, phàn nàn rằng cuộc sống không công bằng, ông trời không có mắt…sẽ cảm thấy sống vô cùng ngột ngạt và mệt mỏi, phúc khí cũng đều bay đi mất. Người ta thường mơ tưởng về những điều tốt đẹp ở một nơi rất xa, mà thường quên mất rằng chúng đang ở ngay bên cạnh mình và vui vẻ. Thật ra rất mọi thứ đều rất đơn giản, đừng suy nghĩ quá phức tạp! Có như thế mỗi người mới sớm được hưởng phúc báo đời người.
Đừng kiêu căng, tự mãn
Người kiêu căng dễ sinh lòng đố kị. Người không khiêm tốn thì không rộng lượng, không biết nhìn nhận cái hay cái dở, cái được cái mất trên đời. Người kiêu căng dễ sinh lòng đố kị, khinh bạc, thậm chí thù ghét người khác, là nghiệp ác nên tránh. Thay vì đố kỵ, ghen ghét với người khác, bạn nên ngưỡng mộ họ và biết phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
Đừng ham muốn vật chất vô độ
Một người luôn theo đuổi những vật phẩm xa hoa, tiêu phí thoải mái, lòng tham không đáy phải biết rằng dục vọng của con người giống như một vùng biển không thể lấp đầy. Người tham lam một khi đã chiếm được nhiều rồi nhưng lại vẫn không cảm thấy thỏa mãn.
Một người có lòng tham vô độ như vậy sẽ vĩnh viễn không tìm được một cách sống thích hợp với bản thân, người thân, bạn bè rồi cũng dần dần mà rời xa họ.
Đừng tạo khẩu nghiệp
Lời nói như dao hai lưỡi, nói điều hay lẽ phải là tốt cho mình, cho người, nói điều bậy bạ, dối trá là hại mình, hại người, gây xung đột. Thường xuyên bịa đặt để hại người khác là ác nghiệp.
Trong cuộc sống hàng ngày, cần thể hiện sự khoan dung độ lượng của mình đối với mọi người. Dù người khác có lỗi cũng lựa lời mà nói, không được dùng từ đay nghiến, xúc phạm hay làm tổn thương đến người khác.
Tác giả: