7 triết lý sâu sắc về phúc họa ở đời: Phải biết để mà tránh!

( PHUNUTODAY ) - Cám dỗ có ma lực vô cùng lớn, khiến con người kháng cự được, để rồi chỉ thích hưởng lợi mà không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút.

1. Càng tham cầu hưởng lạc, càng mài mòn ý chí, lòng đam mê và sự bình an của một đời người. Tham cầu hưởng lạc không sai, nhưng tất cả phải có điểm dừng!

2. Khổng Tử dạy: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành.” Vốn dĩ dục tốc bất đạt, người thành công luôn phải học được 3 chứ: cần, trí và nhẫn.

3. Cám dỗ có ma lực vô cùng lớn, khiến con người kháng cự được, để rồi chỉ thích hưởng lợi mà không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Thế nhưng, đôi khi có thiệt mới là phúc, có lợi lại thành họa.

4. Cổ nhân dạy: “Thà bị ghét vì sống thật với chính mình, còn hơn giả tạo để kẻ khác coi thường.” Hành thiện là tốt. Nhưng hành thiện vì mục đích đen tối, chẳng khác nào tự tiêu giảm phúc khí của chính mình.

5. Bản chất của việc mua danh chuộc tiếng chỉ là sự dối lừa, đem lại cho bạn thị phi và mệt mỏi. Đôi khi, cuộc sống phải bớt hào quang một chút, mới tìm được bình yên, thanh thản, biết được đâu là thứ quan trọng dành cho mình. 

6. Nên nhớ rằng, trong cuộc sống sẽ có những lúc không còn có lần sau, không có cơ hội lần nữa và không thể dừng lại. Vì vậy, người thông minh sẽ luôn biết quý những đang nắm giữ và luôn tự nhủ rằng, đánh mất cơ hội lần này thì mãi mãi không còn cơ hội lần say nữa.

7 “Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển”, một người nếu nuôi dưỡng quá nhiều dục vọng, bản chất thường xốc nổi, dễ phảm sai lầm. Một người có dục vọng quá nhiều sẽ tồn tại nhiều khuyết điểm về trí tuệ và tâm tính, trở nên mê muôi và vô tri, tham dục bại thân.

Tác giả:

Tin nên đọc