Khiến con sợ nhưng cũng yêu cầu con phải luôn yêu thương bố mẹ
Ở những gia đình phụ huynh có đặc điểm tính cách này, trẻ thường phải đoán tâm trạng của bố mẹ bằng tiếng chìa khóa rơi hay tiếng bước chân. Chúng luôn phải ở trong trạng thái sợ hãi và e ngại. Những bố mẹ này thường cảm thấy tức giận và bị xúc phạm vô cùng nếu lòng tốt của họ bị nghi ngờ và thông thường hay nói với con những câu kiểu như: “Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con vẫn vô ơn như thế đấy!”
Kỳ vọng quá nhiều vào con nhưng lại coi thành tích của con là hiển nhiên
Rất nhiều bố mẹ luôn hy vọng con mình đạt được những thành tích tốt nhất và phấn đấu hết sức nhưng những thành tích của trẻ lại bị coi như là điều hiển nhiên. Những lời bình luận chê bai hay mang tính xem nhẹ những gì con làm được hoàn toàn có thể hủy hoại cuộc sống của trẻ bởi chúng khiến trẻ lớn lên tin rằng chúng luôn luôn là nỗi thất vọng của bố mẹ.
Xem những chương trình không phù hợp trước mặt con
Đã bao nhiêu lần bạn chọn bật những kênh không phù hợp với bọn trẻ trước mặt con? Điều đó có thể thường xuyên hơn bạn nghĩ.
Kể cả khi bọn trẻ không chú ý đến màn hình tivi bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên trước những gì mà bọn trẻ lĩnh hội được.
Vì thế, tốt hơn nếu con còn thức, bạn chỉ nên xem những chương trình phù hợp với lứa tuổi của con, hoặc ít ra là phù hợp với mọi lứa tuổi, đừng để con bị lớn quá sớm với những chương trình chỉ dành cho người lớn.
Hay đề cập đến thất bại và thiếu sót của con
Một đứa trẻ càng thiếu tự tin thì lại càng dễ kiểm soát. Vì thế những bố mẹ “xấu” thường đề cập đến những thất bại hay thiếu sót của trẻ và thường là họ sẽ bình luận về vẻ ngoài của con bởi đó là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất. Thậm chí nếu không có một thiếu sót rõ ràng nào, những kiểu ông bố bà mẹ này cũng sẽ tự nghĩ ra.
Muốn con thành công nhưng không giúp đỡ con
Đây là kiểu bố mẹ muốn con mình thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm điều đó như thế nào. Ví dụ, họ mong muốn con họ xây dựng được một sự nghiệp thành công, chỉ miễn là con sẽ không bao giờ rời xa nhà. Kiểu phụ huynh “xấu” sẽ chỉ vui mừng vì thành tích của con mình vì 2 lý do chính:
- Họ thích khoe khoang về thành công của con để người khác phải ghen tị.
- Con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.
Thói quen ăn uống xấu xí
Nếu bạn là một phụ huynh hâm mộ thức ăn nhanh và đồ ngọt, hẳn bạn sẽ muốn thay đổi thói quen này. Trẻ em là hình ảnh phản chiếu lại cha mẹ chúng, nếu bạn ăn nhiều thức ăn không có chất dinh dưỡng, con của cũng sẽ thu nạp vào cơ thể những thực phẩm không lành mạnh.
Chúng ta đều có những lúc yếu lòng khi lấy thêm một lát bánh hoặc một muỗng kem. Điều đó là bình thường. Bạn chỉ cần nhớ đừng biến việc ăn ngọt, ăn thức ăn nhanh thành một thói quen vì có thể ảnh hưởng đến con bạn và sức khỏe của trẻ trong một thời gian dài.
Luôn nhắc con về những ân huệ bố mẹ đã trao cho
Những phụ huynh kiểu này cho con thứ gì đó mà con thực ra không cần nhưng nếu con từ chối sẽ lại vô cùng bực bội. Trẻ bắt đầu suy nghĩ rằng “Chắc bố mẹ chỉ muốn có người ở bên cạnh và cảm thấy mình có ích”. Vì thế, trẻ sẽ nhận lấy sự giúp đỡ, cảm ơn bố mẹ và đưa lại cho bố mẹ cái gì đó để đáp lại. Nhưng sẽ không có một kết cục tốt đẹp bởi vì bố mẹ sẽ luôn luôn nhắc con cái những “ân huệ” mà họ đã làm cho con. Rốt cục trẻ sẽ bị biến thành những tù nhân:
- Nếu trẻ từ chối sự giúp đỡ từ bố mẹ: Trẻ cảm thấy rằng từ chối giúp đỡ từ một người thân là vô lễ.
- Trong trường hợp trẻ nhận sự giúp đỡ của bố mẹ: Trẻ cảm thấy rằng chúng phải biết ơn bố mẹ và phải luôn sẵn sàng giúp đỡ lại bất cứ lúc nào.
Bắt con tin tưởng bố mẹ nhưng luôn can thiệp vào đời sống riêng của con
Đối với những phụ huynh “xấu”, sẽ không có những khái niệm như cuộc sống riêng tư hay không gian cá nhân cho con. Nếu con cái cố tạo ra không gian và lãnh thổ riêng, những phụ huynh này sẽ buộc tội con là không tin tưởng họ. Và con họ cũng thường phải trả lời những câu hỏi như “Sao con không rửa cái cốc đó đi?” hay “Sao con lại phí tiền vào cái thư rác rưởi đó chứ?”. Những bố mẹ kiểu này không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con họ.
Tác giả: