Học cách sử dụng những huyệt đạo này có thể giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị các loại bệnh mạn tính đồng thời nâng cao sức khỏe. Dưới đây là 8 “siêu huyệt” trong cơ thể bất kỳ ai cũng nên nhớ:
1. Huyệt phong trì: Sáng mắt, đẩy lùi các bệnh xương cổ
Vị trí huyệt phong trì: Các cạnh của các dây chằng lớn phía sau trán song song với dái tai.
- Tác dụng chính: Giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, căng cứng xương cổ, thư giãn các cơ xương cổ, sái cổ. Đặc biệt là sau khi bước vào mùa thu, vì thiếu quần áo bảo vệ, massage huyệt phong trì có thể giúp vận động xương cổ, tránh bị cảm lạnh.
- Phương pháp: Sử dụng ngón tay cái của bạn để ấn huyệt phong trì trong khoảng 15 phút.
2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày
Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10 giây, rồi buông tay ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.
Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng bàn tay xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu chứng đau.
3. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương
- Vị trí huyệt Quan nguyên: Nằm ở vùng hạ đan điền, trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn (khoảng 7 -8cm). Bạn chỉ cần đặt 4 ngón tay sao cho ngón đầu tiên chạm rốn, vị trí của ngón tay thứ tư ở phía dưới chính là huyệt Quan Nguyên.
- Tác dụng chính: Đối với nam giới, massage huyệt quan nguyên giúp bổ thận tráng dương, khai thông kinh lạc, điều khí hòa huyết, bổ hư ích tổn, tăng cường nguyên khí. Với phụ nữ, massage huyệt Quan Nguyên có tác dụng điều trị những bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, tắc kinh, khí hư...
Ngoài ra có tác dụng đối với những trường hợp như tiêu chảy, trí, tiểu ra máu và giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng suy nhược.
- Phương pháp: Lấy vị trí huyệt Quan Nguyên làm trung tâm, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại, duy trì trong khoảng 3-5 phút. Sau đó, tùy vào hô hấp, bạn ấn giữ huyệt Quan Nguyên không quá 3 phút.
Đặc biệt là vào ban đêm trước khi đi ngủ massage huyệt quan nguyên, có thể thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
4. Huyệt Túc tam lý: Bác sĩ điều trị bệnh dạ dày
- Vị trí: Trên mặt trước của cẳng chân, cách đầu gối bên ngoài 3 thốn, điểm giữa vị trí tiếp nối 2 phần xương cẳng chân.
- Tác dụng chính: Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.
5. Huyệt Dũng Tuyền: Nguồn dinh dưỡng đầu tiên của cơ thể con người
- Vị trí: Có hai cách xác định vị trí huyệt dũng tuyền: co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.
Hoặc bạn có thể tìm huyệt ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
- Vai trò chính: Thông qua huyệt Dũng tuyền, giúp chúng ta thúc đẩy hệ thống lưu thông máu, giảm độ nhớt máu. Đây là một trong những huyệt quan trọng nhất trên cơ thể, kết nối từ chân đến thận, thải độc, cải thiện nội tiết và các bệnh khác.
Thường xuyên massage huyệt vị này, có thể bổ sung sinh lực, nuôi dưỡng thận, giúp thư giãn đầu óc, giúp giảm mệt mỏi, an thần, ngủ sâu.
- Phương pháp: Mỗi đêm trước khi đi ngủ hoặc dậy sớm, dùng ngón cái ấn huyệt dũng tuyền, nhất định phải có cảm giác nóng.
- Phương pháp: Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của cả hai tay, bấm đồng thời huyệt túc tam lý của cả 2 chân. Bấm theo cách như trên và đều tay, liên tục, từ nhẹ đến mạnh.
6. Huyệt Hợp cốc: Giúp giảm đau
- Vị trí huyệt Hợp cốc: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc (xem hình vẽ).
- Vai trò chính: Huyệt hợp cốc được biết đến như là huyệt vị vạn năng, bởi vì tất cả các cơn đau gây ra đều có thể điều trị thông qua việc massage huyệt hợp cốc. Khi bạn bị đau răng, đau đầu, đau vai, đau bụng kinh… hãy nhớ bấm huyệt hợp cốc để cảm nhận tác dụng giảm đau tức thì. Đối với đau bụng gây ra bởi tiêu hóa đầy hơi, hiệu quả cũng rất tốt.
- Phương pháp: Sử dụng ngón tay cái của bạn để nhấn trong khoảng 15 phút.
7. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch
Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.
Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người khẩn cấp.
Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tim bất ngờ, ngay lập tức để bệnh nhân nằm xuống thư giãn ngay ngắn, ấn huyệt Nội quan để làm dịu cơn đau cho bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu và cấp cứu. Còn bệnh nhân cần phải được điều trị ở các cơ sở y tế ngay sau đó.
Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng...
8. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc
Để tìm vị trí của huyệt này, bạn phải ngồi im, dùng tay sờ bắp chân, vị trí của huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.
Thông thường khi ấn huyệt Dương lăng tuyền, nếu cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.
Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn...
Hãy lưu lại ngay những huyệt vị quan trọng này và massage hằng ngày theo hướng dẫn ở trên để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
Tác giả: