8 lý do khiến bạn không làm gì cũng đổ mồ hôi lý do cuối cùng hầu như ai cũng mắc

( PHUNUTODAY ) - Bạn luôn cảm thấy mất tự tin khi tay, chân, cơ thể lúc nào cũng đầy mồ hôi dù cho bạn không làm gì thì hãy xem những nguyên nhân dưới đây để có cách khắc phục và điều trị thật tốt nhé.

 1. Căng thẳng quá mức

Có hai loại tuyến mồ hôi, đó là eccrine và apocrine. Tuyến mồ hôi eccrine chỉ hoạt động khi bạn tập thể dục hoặc khi nhiệt độ của bạn tăng cao. Ngược lại, tuyến mồ hôi apocrine lại rất nhạy cảm với các kích thích thần kinh thông qua adrenaline và đây là lý do vì sao bạn đổ mồ hôi nhiều hơn khi bị căng thẳng. Do vậy, để tránh tình trạng mồ môi đổ không kiểm soát thì bạn hãy học cách hạn chế căng thẳng thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

2. Đồ mồ hôi nhiều liên quan đến hạ đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường typ 1, nếu bạn phải thức dậy lúc nửa đêm vì quá nóng hay mồ hồi ra nhiều thì rất có thể lượng đường huyết trong cơ thể bạn đang sụt giảm. Tốt hơn hết bạn nên bổ sung đường bằng cách ăn một chiếc bánh hoặc uống cốc nước có vị ngọt.

3. Mãn kinh – nguyên nhân khiến phụ nữ đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Với phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ tránh khỏi tình trạng bốc hỏa, tăng tiết mồ hôi đặc biệt là vào ban đêm. Trong giai đoạn này, lượng hormone estrogen của phụ nữ bị sụt giảm đáng kể, khiến nhiệt độ của cơ thể gia tăng, vùng dưới đồi của não bộ cảm nhận được sự biến thiên nhiệt độ này, chúng sẽ khiến các mạch máu giãn ra tạo điệu kiện thuận lợi cho các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn để hạ bớt thân nhiệt.

Không riêng gì phụ nữ, đàn ông cũng có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ khi cơ thể họ có sự sụt giảm hàm lượng testosterone (hormone sinh dục nam).

4. Rối loạn hormone

Mất cân bằng hormone và thay đổi nội tiết tố được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Khi hormone bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn, các tuyến bã nhờn và mồ hôi sẽ bị kích thích hoạt động mạnh hơn, tăng tiết dầu nhờn và mồ hôi để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, sự gia tăng này thường xuyên rơi vào tình trạng mất kiểm soát, không đúng lúc, đúng chỗ và gây cảm giác khó chịu cho "khổ chủ".

5. Béo phì

Không chỉ thở thôi cũng béo, những người bị béo phì còn có một nỗi niềm khó nói khác: thở thôi cũng đổ mồ hôi ròng ròng. Nguyên nhân là vì những người thừa cân luôn có thân nhiệt cao hơn người bình thường. Thêm vào đó, hệ thần kinh giao cảm ở những người này đôi khi có xu hướng hoạt động mạnh hơn những người có cơ thể cân đối. Vì vậy, tuyến mồ hôi thường phải hoạt động "năng suất" hơn để hạ nhiệt ở người béo phì.

6. Bệnh tăng tiết mồ hôi

Sự thực là, có không ít người trong số chúng ta mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Căn bệnh này là hệ quả do rối loạn hệ thần kinh thực vật (cường giao cảm) gây ra. Thông thường, thông qua các hạch thần kinh, hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu điều khiển tuyến mồ hôi hoạt động để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên khi quá mức, hệ thống thần kinh này sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt của cơ thể kém nhạy bén, làm sai lệch tín hiệu truyền đi và hệ quả là mồ hôi bài tiết liên tục mất kiểm soát.

7. Rối loạn hệ thần kinh thực vật – nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều bệnh lý

Thần kinh thực vật là hệ thần kinh điều khiển hoạt động của tuyến mồ hôi, nhịp tim và nhịp thở. Vì một số nguyên nhân nào đó khiến chức năng hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, bộ phận cảm biến thân nhiệt kém nhạy bén, dẫn đến mồ hôi được bài tiết liên tục, thiếu kiểm soát. Sự tăng tiết mồ hôi này có thể xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh không những khó chịu, mệt mỏi mà đôi khi còn gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

8. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ cũng có thể gây nên hiện tượng mồ hôi đổ vô tội vạ dù bạn không làm gì nặng nhọc. Bởi vì khi bạn thức khuya, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn hormone và nội tiết tố. Và như chúng ta đã biết, các chứng rối loạn này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi. Do vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và ngủ sớm để hạn chế gặp phải tình trạng khó chịu này.

Tác giả:

Tin nên đọc