8 MỐI HỌA con sẽ phải gánh suốt đời nếu mẹ làm những việc sau khi đang mang bầu

( PHUNUTODAY ) - Khi đang mang bầu bà bầu rất dễ nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên tính khí có phần hơi thất thường và nóng tính. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bé, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 1. Mẹ lo âu dẫn đến con giảm khả năng học tập

Trong một nghiên cứu khoa học, chứng rối loạn lo âu trong những tháng đầu thai kỳ làm giảm khả năng tập trung của trẻ sau này. Đó là những đứa trẻ có kích thước vùng hồi hải mã trên não nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy mà độ tập trung và ghi nhớ của chúng cũng giảm theo.

2. Mẹ rối loạn tâm lý dẫn đến con chậm nói

Trong số những trẻ chậm nói thì có đến 15% trường hợp nguyên nhân là do mẹ bị rối loạn tâm lý khi có bầu. Thời gian ấy những cung bậc cảm xúc cứ thay đổi liên tục. Có lúc vui, buồn, có lúc trầm cảm và lo âu ở người mẹ. Điều này khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất cần thiết đi nuôi hệ thần kinh. Hậu quả là con chậm phát triển ngôn ngữ hơn những đứa trẻ khác.

3. Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.

4. Trẻ có nguy cơ tăng động cao

Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.

5. Báo động nguy cơ rối loạn tâm lý

Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.

6. Mẹ khóc dẫn đến con có nguy cơ tự kỷ cao

Một trong những biểu hiện tâm lý khi có bầu rõ rệt là dễ xúc động, dễ nhạy cảm. Những vấn đề, những câu chuyện tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày lại khiến các chị em vô cùng cảm động. Họ khóc lóc rất tha thiết. Đặc biệt là nhiều người thường có thói quen xem phim cảm động trong thời gian mang thai. Tâm lý từ đó cũng chất chứa những nỗi niềm và cảm xúc rất nhiều. Thông thường, thai nhi trong thời gian 7 tháng tuổi trở đi có thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài. Nếu em bé nghe được tiếng khóc từ người mẹ thì sau này có nguy cơ tự kỷ rất cao.

7. Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ

Theo thống kê, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.

8. Ảnh hưởng tính cách trẻ

Theo nhiều nghiên cứu, tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…

Tác giả:

Tin nên đọc