1. Biết người khác xảo quyệt cũng đừng thể hiện ngoài lời nói
Nếu vô tình phát hiện ra bản chất thật của một người nào đó hãy để trong lòng là được, tự ta biết tự ta hiểu, tự ta tính toán làm sao để ứng xử với họ.
Đừng vạch trần họ một cách thẳng thừng, khiến đôi bên cùng xấu hổ, ngại ngùng. Đặc biệt là ở chốn đông người lại càng không nên vạch trần họ, hãy để cho họ có đường lui. Bởi cho người khác một đường lui cũng chính là cho bản thân một đường lùi.
Khi biết đối phương không phù hợp để làm bạn thì nên chủ động tránh xa, đừng hủy diệt người khác một cách tàn nhẫn, ép họ vào đường cùng. Đó không phải cách ứng xử khôn ngoan, vì một khi rơi vào ngõ cụt họ có thể quay lại bất chấp tất cả kéo bạn xuống cùng.
2. Khi chịu sự sỉ nhục của người khác, đừng làm gì hết
Hãy nghĩ rằng người khác sỉ nhục bạn thì đó chính là vấn đề về tố chất và nhân cách của họ. Bạn không cần phải quan tâm hay để trong lòng. Thay vào đó hãy tập trung hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân là được.
Không những thế, ta cũng nên nhìn nhận lại chính mình. Hãy tự hỏi bản thân vì sao người khác lại buông ra những lời sỉ nhục đó? Bản thân có không làm tốt chỗ nào hay không? Bản thân đã cố gắng đủ nhiều chưa?…
Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể từng ngày tiến bộ, hiểu rõ năng lực của bản thân, sửa chữa lỗi lầm và khuyết điểm của mình một cách kịp thời.
3. Đừng hùa theo cái xấu của người khác
Khi người khác phạm sai lầm thay vì hùa theo để làm vừa ý một ai đó, hay sợ làm mất lòng đối phương thì bạn có thể nhắc nhở họ một cách thiện chí.
Hùa theo cái ác, cuối cùng cũng bị cái ác nhiễm bẩn. Đây chính là đạo lý ngàn đời mà không phải ai cũng thấu.
4. Đã chấp nhận cho người khác ân huệ thì đừng chấp nhặt trong lòng
Chứng kiến người khác gặp khó khăn chúng ta nên dang tay giúp đỡ. Đây là chuyện nên làm. Một khi đã chấp nhận giúp đỡ người khác, cho người khác ân huệ thì đừng bao giờ đòi hỏi sự báo đáp.
Từ xưa đến nay, một người luôn hành sự bằng công đức và cái tâm, cuối cùng sẽ nhận lại được quả ngọt tương ứng.
Đã giúp đỡ người khác mà trong lòng chỉ mong họ báo đáp lại thì đó không gọi là giúp đỡ mà chính là bày mưu tính kế để hưởng lợi từ người khác.
5. Nhận ân huệ của người khác phải ghi nhớ trong lòng
Làm người nên có trái tim biết ơn, ghi nhớ những gì mà người khác đã cho mình. Đặc biệt trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, có ai đó chấp nhận dang tay ra giúp đỡ bạn thì chắc chắn phải khắc ghi trong lòng.
Người có lòng biết ơn mới mong đến ngày nhận được hạnh phúc chân chính. Bởi ở đời, lòng biết ơn trở đã thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người.
Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
6. Người biết cư xử đúng mực, đường đến thành công sẽ dễ dàng hơn
Người giỏi tính toán kế hoạch, biết cư xử đúng mực, làm chuyện gì cũng có tấm lòng bao dung thì mới dễ dàng đạt được thành công, thế giới vì thế cũng rộng lớn hơn.
Con người sống trong một xã hội tập thể, vì thế trong cuộc sống, công việc chúng ta không tránh khỏi việc phải giao tiếp với nhiều loại người khác nhau.
Chính vì vậy, chúng ta phải học những kỹ năng giao tiếp, biết cách khiến đối phương cảm thấy thoải mái, cho dù nhìn thấy khuyết điểm của họ cũng nên dùng thái độ bao dung để đối đãi, đó mới thực sự là người khôn ngoan.
Tác giả: Dương Ngọc
-
3 kiểu tư duy kinh tế giúp bạn nhanh giàu có hơn
-
6 kiểu người đáng giá kết giao, bỏ qua bạn sẽ tiếc nuối
-
3 "báu vật" mà một người mẹ tốt mang đến cho con cái
-
Người có 3 đặc điểm nổi trội này, chính là dấu hiệu báo trước số mệnh phú quý
-
5 nỗi sợ hãi này, nếu bạn có thể vượt qua, bạn sẽ thành công, hạnh phúc và viêm mãn