Đối với trẻ nhỏ, bấm huyệt lòng bàn chân không những có tác dụng giảm triệu chứng một số bệnh mà còn là phương pháp hữu hiệu trị trẻ bị tăng động, hay quấy khóc.
Bấm huyệt ở trẻ nhỏ mang lại nhiều hiệu quả hơn so với khi áp dụng với người lớn, vì cơ thể trẻ phản ứng rất nhạy với bấm huyệt. Khi trẻ quấy khóc, phản ứng chung của người lớn là bế trẻ lên, xoa lưng trẻ cho trẻ dễ chịu. Ngoài ra, khi trẻ bị đau ở bộ phận nào đó trên cơ thể, bố mẹ cũng có thể áp dụng bấm huyệt để giảm triệu chứng đau ở trẻ.
Những khu vực trên lòng bàn chân tương ứng với từng bộ phận cơ thể.
Đau đầu, đau răng
Để giảm triệu chứng đau ở đầu và răng, nên mát xa ngón chân của trẻ. Đây còn là cách điều trị rất tốt các vấn đề ở vùng đầu, cổ, ví dụ như bệnh nhiễm trùng tai. Với những bé quấy khóc do đang mọc răng, có thể bấm huyệt trên đầu ngón chân để giúp bé thoải mái hơn.
Các vấn đề ở mũi xoang
Nếu bé bị sổ mũi hay cảm lạnh hoặc gặp các vấn đề ở mũi xoang, hệ hô hấp, hãy bấm vào trung tâm của từng ngón chân. Triệu chứng bệnh khi đó sẽ giảm rõ rệt.
Các vấn đề tắc nghẽn ở vùng ngực
Nếu bé bị ho mãn tính, cảm lạnh, ho có đờm, hãy bấm huyệt ở gan bàn chân. Thực tế có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc bấm huyệt ở vùng này có tác dụng giảm triệu chứng tắc nghẽn, khó thở.
Các vấn đề liên quan đến dạ dày và phổi
Nếu bé gặp các vấn đề về tiêu hóa và phổi, nên bấm huyệt ở điểm trung tâm của vòm của vòm bàn chân trên như trong ảnh.
Các vấn đề ở bụng trên và bụng dưới
Bấm huyệt tại gan bàn chân của bé có thể giảm triệu chứng liên quan đến vấn đề tiêu hóa như tắc ruột và ợ nóng. Ngoài ra còn có thể trị táo bón và đầy hơi.
Các vấn đề ở xương chậu
Nếu bé gặp các vấn đề về tư thế hoặc bị căng cơ, có thể bấm huyệt ở vùng gót chân bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng những cách massage chân cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau đây:
1. Ngón chân cái - Cải thiện tâm trạng bé
Mẹ ấn vào điểm màu xanh để giúp bé dễ chịu hơn.
Những người bấm huyệt chân tin rằng điểm màu xanh trên hình có khả năng giúp tuyến yên tăng cường hoóc môn quan trọng giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát sự phát triển của cảm xúc tốt hơn.
Mẹ hãy nhẹ nhàng vuốt ngón tay cái qua điểm trên và xem liệu có giúp bé dễ chịu hơn không.
2. Lòng bàn chân - Làm dịu cơn hoảng sợ hoặc đau bụng của bé
Điểm trung tâm của bàn chân được liên kết với cơ hoành. Nếu mẹ nghi ngờ bé bị đau dạ dày, hoặc bắt đầu thở gấp hãy thử xoa bóp khu vực này một cách nhẹ nhàng.
3. Đầu ngón chân - Giúp bé dễ chịu trong thời kì mọc răng
Mẹ hãy giúp bé cọ xát đầu ngón chân vì đây là nơi liên kết với vùng đầu và vùng xoang. Cọ xát đầu ngón chân sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong thời kì mọc răng.
4. Giữa bàn chân - Điều trị táo bón
Việc trẻ sơ sinh bị táo bón có thể khiến mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên chỉ với vài động tác massage đơn giản bé có thể giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Tác giả: