Sai lầm khi ăn mì tôm hại sức khỏe
Ăn mỳ tôm sống
Rất nhiều người thích ăn mỳ tôm sống vì chúng thơm, giòn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mỳ tôm được sản xuất bằng cách chiên đi chiên lại qua dầu rất nhiều lần nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Do vậy, thường xuyên ăn mỳ tôm sống không những gây đầy bụng mà còn khiến bạn gặp phải nguy cơ tăng cân mất kiểm soát.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người dùng tốt nhất là ăn mỳ đã qua chế biến để an toàn hơn cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Và không quên nhắc nhở mọi người xung quanh nên từ bỏ sở thích này.
Ăn mỳ tôm trước khi đi ngủ
Nhiều người thường bị đói về đêm, do ngại nấu nướng nên thường pha một gói mỳ tôm để "chống đói" trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau 2 giờ đi vào dạ dày, mỳ tôm vẫn chưa được tiêu hóa hết.
Vì vậy, việc ăn mỳ tôm trước khi đi ngủ không quá 2 giờ sẽ khiến cơ thể bạn bị tích tụ bởi một lượng mỳ lớn. Từ đó chuyển hóa thành những chất béo no làm bạn tăng cân nhanh chóng. Những chất béo này không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là hệ tim mạch.
Vì thế, đối với những bạn hay đói vào ban đêm thì tốt nhất nên trữ sẵn những thực phẩm an toàn, nhanh tiêu hóa như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ... để không sử dụng mỳ gói và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ăn sáng bằng mỳ úp nước sôi
Không ít người Việt Nam có thói quen ăn mỳ úp nước sôi cho bữa sáng. Tuy nhiên, điều này lại khiến cơ thể mệt mỏi hơn và khó tập trung làm việc. Nguyên nhân là do một gói mỳ ăn liền dành cho bữa sáng không thể nào cung cấp đủ năng lượng cần thiết.
Nếu để tình trạng này kéo dài, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, để tăng cường sức khỏe và giúp mình có đủ năng lượng để làm tốt mọi việc trong ngày, bạn cần ăn mì với các loại thịt (gà, bò, lợn,…), trứng, rau xanh, giá đỗ,… Những thực phẩm ăn kèm này sẽ giúp cho bữa sáng với mỳ tôm của bạn ngon hơn, hấp dẫn hơn.
Lưu ý khi ăn mì tôm
Không nên ăn mì gói vào bữa tối và ăn liên tục kéo dài
Dù chúng ta cân đối thành phần dinh dưỡng như thế nào cũng sẽ gây ra các vấn đề cho chuyển hóa và bị béo phì. Bởi công nghệ để sản xuất ra mì ăn liền đã làm mì gói chứa một hàm lượng chất béo transfat. Chất béo này không có lợi cho hệ tim mạch của cơ thể, dễ làm xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Như đã nói, bản chất của mì gói không xấu, chỉ khi ăn liên tục kéo dài mới gây bất lợi hay gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, lạm dụng mì gói như một bữa ăn chính sẽ không có lợi cho sức khỏe. Chúng ta nên chọn mua những loại mì mà trong thành phần có bổ sung các vi chất dinh dưỡng như nhóm chất vitamin B hay hàm lượng muối ít, có ít chất béo bão hòa...
Khi ăn nên bổ sung các loại nhóm thực phẩm tươi nguyên khác
Nếu muốn mì gói trở thành một bữa ăn phải bổ sung chất đạm như thịt gà, thịt heo, trứng..., bổ sung các loại rau để cung cấp chất xơ như một ít giá, cà chua, đậu hũ, rau xanh...
Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến trong đó có mì ăn liềnVề mặt dinh dưỡng, chúng ta nên ăn 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày, do đó tốt nhất hãy ăn thực phẩm càng gần tự nhiên càng tốt. Hiện nay, theo khuyến nghị, chúng ta nên ăn các loại ngũ cốc còn thô như gạo, bắp, khoai, bột mì... và thịt, rau củ tự nhiên hơn là thực phẩm chế biến.
Như vậy, nếu chúng ta có tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến như mì ăn liền thì phải biết cân đối dinh dưỡng sao cho cơ thể nhận được nguồn năng lượng từ thức ăn một cách tốt nhất.
Tác giả: