Ăn mì tôm nhớ làm 5 điều này để không tăng cân, nổi mụn, tích "độc" trong người

( PHUNUTODAY ) - Mì tôm rất tiện lợi nhưng không phải ai cũng biết cách ăn đúng để đảm bảo vị ngon và an toàn cho sức khỏe.

Nên ăn kèm với các loại rau củ

Mì tôm được xem là một thực phẩm cơ bản trong bữa ăn của nhiều người, tương tự như các loại bún, phở... Tuy nhiên, nó là thực phẩm nghèo dinh dưỡng nên khi ăn mì tôm, cần bổ sung thêm các loại rau củ để tăng lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ, không gây nóng trong người.

Bạn có thể bổ sung cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua... khi chế biến mì tôm.

Ăn chung với thực phẩm giàu đạm

Để cân đối dinh dưỡng, bạn cần bổ sung thêm đạm cho tô mì của mình. Mặc dù các nhà sản xuất thường bổ sung thêm rau củ, thịt giúp tăng giá trị dinh dưỡng cho gói mì nhưng như vậy chưa đủ. Hãy nấu mì với tôm, trứng, thịt bò hoặc thịt lợn.

Quy trình nấu máu mì tôm

Hãy đảm bảo bạn nấu mì tôm đúng quy trình. Mỗi loại mì có cách nấu khác nhau theo quy định của nhà sản xuất. Thông thường, nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên dùng 400ml nước để nấu mì. Đây là lượng nước phù hợp với lượng mì và gia vị được đóng gói. Mì cần được nấu trong khoảng 3-5 phút để sợi mì đủ chín.

Không ăn mì tôm sống

Mì tôm sống là một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, đa số các loại mì tôm được sản xuất bằng cách chiên qua dầu nên ăn sống sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, gây tăng cân mất kiếm soát. Tốt nhất, bạn nên nấu chín mì với nước rồi hãy ăn đeer đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.

Không ăn quá thường xuyên

Mì tôm có giá thành rẻ và dễ ăn nhưng lại không chứa nhiều dinh dưỡng. Trong mì tôm chủ yếu chứa tinh bột, giàu carbonhydrate và chất bếo bão hóa không tốt cho sức khỏe. Ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn nhiều mì gây nóng trong và làm nổi mụn. Vì thế, bạn chỉ nên ăn mì tôm khoảng 2 lần/tuần. Khi ăn nhớ bổ sung thêm rau, thịt. Sau khi ăn nên uống nhiều nước và ăn thêm trái cây để thanh nhiệt, tránh nổi mụn.

Tác giả:

Tin nên đọc