Không ăn mướp đắng cùng tôm
Mướp đắng giàu vitamin C, tôm chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5, ăn chung với nhau sẽ làm asen hóa trị 5 biến đổi thành asen hóa trị 3, thường được biết với tên gọi là thạch tín - một chất cực độc, nguy hiểm tới sức khỏe của con người nếu dùng nhiều.
Người bị bệnh gan cần tránh ăn mướp đắng
Người bị bệnh gan, thận cũng không nên ăn nhiều mướp đắng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hạt mướp đắng chứa chất vicine có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện cấp tính như đau đầu, đau thắt bụng, hôn mê.
Ngoài ra, hãy lưu ý những điều này khi ăn mướp đắng:
Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt.
Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp…
Nếu đang mong có con, bạn cần loại mướp đắng khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Tác giả: