Theo BS Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin...
Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…
Dù quen thuộc và dễ chế biến đến đâu, việc sử dụng rau muống làm thực phẩm cũng cần có những quy tắc và cả những "kiêng kị" để món ăn này không trở thành "lợi bất cập hại" cho người ăn.
Ăn rau muống sống
Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Hơn nữa, chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng.
Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.
Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, bạn nên phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
Ăn rau muống khi đang có vết thương
Những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi làm xấu làn da.
Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Một số tài liệu khác cho rằng, những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, đau xương khớp, bị viêm đau không nên ăn rau muống, vì nó có thể khiến tình trạng tệ hơn. Do đó khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
Ăn rau muống trái mùa
Rau muống là loại rau thời vụ, trước đây, rau muống chỉ có vào mùa hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống có mặt quanh năm do những can thiệp của người trồng khiến loại rau này có thể thích nghi được với thời tiết không phù hợp.
Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống phát triển được quanh năm.
Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Phó giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, hiện nay rau muống được đánh giá là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu...
Tỷ lệ sử dụng hóa chất cho rau muống trái mùa, theo bà Hòa, là 100%, trừ những cơ sở trồng rau sạch có sự kiểm soát chặt chẽ.
Việc ăn phải rau muống có chứa hóa chất độc hại có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh...
Tác giả: Lại Thị Phượng
-
Không biết những công dụng chữa bệnh này của hành bạn sẽ hối hận cả đời
-
Cách hay giúp bạn đi xe không bao giờ bị say
-
Dấu hiệu ung thư buồng trứng bạn vẫn thờ ơ bỏ qua mà không hay biết
-
Không muốn rước bệnh vào người những đối tượng này tuyệt đối không được ăn bún
-
Những đối tượng tuyệt đối không được ăn cua