Bà bầu ăn nhãn được không?

( PHUNUTODAY ) - Nhãn là loại quả có tính ôn nhiệt, chứa nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe của con người. Nhưng bà bầu ăn nhãn được không lại là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng giải đáp thắc mắc với bài viết dưới đây nhé!

1. Quả nhãn có những công dụng gì?

Với những chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nhãn được xem là một liệu pháp chữa bệnh “diệu kỳ”, nhất là các chứng liên quan đến bệnh trầm cảm. Thành phần dinh dưỡng trong quả nhãn cụ thể là trong 100 gram nhãn chứa khoảng 169 mg đồng, giúp duy trì sức khỏe lớp vỏ bọc bên ngoài của các dây thần kinh và làm thư giãn cũng như tăng cường các chức năng hoạt động của não.

Nhãn cải thiện khả năng chữa lành vết thương và tăng tuổi thọ. Cùng với polyphenol, nhãn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa các tế bào bị hư hại, giúp làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.

Cải thiện lưu thông máu và làm tăng sự đồng hoá chất sắt trong cơ thể, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh thiếu máu. Đây là nghiên cứu của các chuyên gia sau khi tìm hiểu các thành phần có trong quả nhãn.

2. Bà bầu có nên ăn nhãn không?

Tuy có chứa nhiều công dụng tốt đối với cơ thể nhưng theo nghiên cứu đông ý thì bà bầu nên hạn chế ăn loại quả này.

Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều

Người có thai đa số bị chứng nóng trong người, thường bị táo bón, tiểu tiện đỏ xèn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát,… cho nên khi ăn nhãn vào chẳng khác nào như ‘đổ dầu vào lửa’: tăng bệnh nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí làm tổn thương thai khí, dẫn đến sảy thai. Những chị em có bầu trong 7 – 8 tháng đầu đặc biệt cần chú ý về vấn đề này.

Theo Đông y, những người bị cao huyết áp, tiểu đường và nhất là phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều nhãn. Do nhãn làm làm tăng khí nóng trong cơ thể người, dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng dưới, động thai… Nghiêm trọng hơn, bà bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non. Chính vì vậy mà các mẹ nên chú ý hơn đến vấn đề này nhé.

Các cụ thường nói " Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên đối với bà bầu thì nên tránh loại quả có tính nhiệt này để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé nhé!

Tác giả:

Tin nên đọc