Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không?

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu sẽ gặp nhiều sự thay đổi trong cơ thể và gặp chứng rối loại tiêu hóa, đặc biệt hiện tượng đau bụng đi ngoài không tránh khỏi.

Phụ nữ mang thai thường rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Việc bà bầu bị đau bụng đi ngoài có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai và có thể nhanh chóng kết thúc hay kéo dài nhiều ngày. Thoạt đầu, tình hình có vẻ không đáng ngại, nhưng khi đau bụng đi ngoài kéo dài hoặc bị tiêu chảy sẽ không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động đến thai nhi.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài không hề đơn giản

Bà bầu đau bụng đi ngoài có sao không?

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào các biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng này. Tình trạng bà bầu bị đau bụng đi ngoài thường được biểu hiện thông qua những cơn đau theo nhiều mức độ, nhẹ thì đau râm ran quanh vùng bụng, rốn, nặng thì đau quặn, căng trướng bụng. Kèm theo đó, mẹ bầu có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy với phân lẫn nhiều nước, trường hợp nặng, trong phân có thể lẫn máu. Khi đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn, mẹ có thể còn bị nôn và sốt.

Những trải nghiệm không hề dễ chịu đó có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày hoặc lâu hơn. Trong đa số trường hợp, các mẹ chỉ bị đi ngoài 1,2 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài kéo dài, đi phân lỏng có thể sẽ dẫn đến mất nước. Mất nước nghiêm trọng xảy ra thường khiến mẹ cảm thấy cả người mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, khi cơ thể mất nước, việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng, bé có thể bị thiếu chất và chậm phát triển.

Do đó, các mẹ bầu không nên xem nhẹ những biểu hiện đau bụng đi ngoài. Đặc biệt, cần theo dõi số lần đi ngoài và các đặc điểm của chất thải ra để kịp thời xử lý khi có những biểu hiện nặng.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng đi ngoài

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy chủ yếu là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em giảm nên việc ăn uống phải vô cùng cẩn trọng. Nhiều mẹ bầu không biết rằng, trong 9 tháng mang bầu, hệ tiêu hóa của mình có phần yếu đi nên vẫn hồn nhiên ăn những món ăn vặt bán ngoài đường, vẫn lê la hàng quán ăn những món sống sít, những món “khoái khẩu” như hồi chưa mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc tiêu chảy nhất.

Ngoài ra, các mẹ cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi, cũng sẽ bị xảy ra tình trạng bị tiêu chảy.

Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không “tiêu hóa” được mà phải “tống ra” qua tình trạng tiêu chảy. Cụ thể bà bầu bị tiêu chảy có thể do:

• Nhiễm một số loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bà bầu bị tiêu chảy.
• Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.
• Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
• Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra bệnh tiêu chảy khi mang thai.
• Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.
• Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…
• Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
• Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài xử lý ra sao?

Để tránh bị đau bụng đi ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa bằng cách “ăn chín, uống sôi”. Những thực phẩm được rửa sạch, nấu chín kỹ và bảo quản cẩn thận sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm các vi sinh vật nguy hiểm. Nếu mẹ không tự nấu ăn mà thường ăn uống bên ngoài, nên chọn những món ăn nóng và là món chín, tránh ăn đồ tái, đồ sống hay trứng lòng đào…

Đau bụng đi ngoài kéo dài thì bà bầu nên đi khám ngay

 Khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài nhưng không nghiêm trọng, số lần đi ngoài chỉ 1-3 lần/ ngày, nên cố gắng xác định loại thực phẩm hay yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình. Nếu từ khi bắt đầu bổ sung những thực phẩm này, mẹ xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, nên thử dừng lại để theo dõi một thời gian và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn lựa cách bổ sung dinh dưỡng thích hợp.
Nếu bị tiêu chảy, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải (oresol) để bù đắp lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu mẹ uống thêm men tiêu hóa và các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.
Một số món ăn cho bà bầu có thể giúp khắc phục tình trạng đau bụng, tiêu chảy khi mang thai bao gồm ổi, nước cà rốt, nước gạo rang.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên đi khám bệnh khi bị đi ngoài trên 5 lần/ ngày, mệt mỏi, sốt, nôn, hoặc đã áp dụng các biện pháp bù nước và điện giải, bổ sung men tiêu hóa… trong 24 giờ nhưng tình trạng không được cải thiện.
Ngoài ra, để tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ bầu nên ăn ít, chia nhỏ các bữa ăn. Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Ngoài ra, mẹ nên rửa tay sạch trước khi ăn để tránh lan truyền các vi sinh vật có hại vào bộ máy tiêu hóa.

Tác giả:

Tin nên đọc