Người trưởng thành cần buông bỏ sĩ diện
Thế giới của người lớn ngập tràn những khó khăn và trắc trở. Người thà cắn răng chịu đựng chứ không chịu đầu hàng. Người thì đã sớm quên đi sĩ diện để bắt tay làm lại từ đầu vì một tương lai ấm no hạnh phúc. Đứng trước sinh tồn, sĩ diện là thứ rẻ rúng nhất.
Thời xưa có một truyện cười: Có một học trò trong nhà rất nghèo, nhưng lại rất sĩ diện, anh ta luôn sợ mất thể diện mà đành phải làm ra vẻ hào phóng, chưa bao giờ nói trong nhà thiếu tiền. Có tên trộm cho là y thật sự giàu có, một tối nọ đến nhà ăn trộm lại phát hiện ra trong nhà ngoài bốn bức tường, chẳng có thứ gì đáng giá, bèn chửi rủa: “Xúi quẩy, ra là tên nghèo kiết xác!”
Người học trò nghe thấy, vội vàng mò ở đầu giường ra mấy văn tiền, đuổi theo ăn trộm nói: “Là ngươi tới không đúng lúc, cầm lấy tiền này đi đi. Nhưng mà ngươi ra ngoài để lại cho ta chút thể diện, tuyệt đối đừng nói là nhà ta nghèo rớt mồng tơi đấy!”.
Sĩ diện là thứ vô dụng nhưng cũng là thứ khó buông bỏ nhất. Bạn càng để tâm đến sĩ diện của mình, thì con đường bạn đi sẽ càng khó đi hơn. So với sinh tồn, sĩ diện không đáng một xu. Người chết vì sĩ diện mới là kẻ dễ đánh mất đi phẩm giá của bản thân.
Biết buông bỏ sĩ diện đúng lúc, sẽ tránh được tai họa
Triết gia người Anh Russell nói: “Bệnh sĩ diện của người Trung Quốc thường làm cho người nước ngoài cảm thấy lố bịch. Ai cũng đều muốn ‘giữ mặt mũi’, thậm chí cả một ăn mày thấp hèn cũng như thế. Nếu như bạn không muốn vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức của người Trung Quốc, vậy thì đừng làm cho họ bị mất mặt, bằng không bạn chính là đang làm nhục họ”.
Thật ra, sĩ diện ở một mức độ nhất định, nếu như xuất phát từ danh dự của bản thân, cũng không có gì là sai. Cái gọi là “người cần thể diện, cây cần vỏ”, ai chẳng muốn được người khác xem trọng, thậm chí thường xuyên ngưỡng mộ? Nhưng, nếu đến mức “ra vẻ hảo hán”, sĩ diện sẽ trở thành một loại gánh nặng, đó là “chết sĩ diện, sống khổ thân” rồi.
Nhiều người sống chết cũng phải giữ lấy sĩ diện. Vì sĩ diện, họ sẵn sàng hành hạ bản thân, thậm chí làm liên lụy đến người nhà. Để giữ lấy thể diện, họ quên mất cách nói không với những việc quá sức.
Khi bạn biết sống cho mình, bạn sẽ phát hiện cuộc sống vốn dĩ không mệt mỏi đến thế. Vì vậy, bạn hãy cứ sống tốt cuộc sống của mình thôi là đủ rồi.
Muốn thành công, phải học cách buông bỏ sĩ diện
Trong cuộc sống, không ai là không có sĩ diện. Nhưng con người hơn nhau ở chỗ có dám buông bỏ sĩ diện hay không. Có người chấp nhận “mất mặt” để thực hiện cái lớn lao. Có người vì sĩ diện hão mà hành hạ chính bản thân mình.
Trong cùng một môi trường làm việc, người dám hạ mình học hỏi mới là người chiến thắng. Nếu chỉ vì sợ bị coi thường, sợ bị đem ra làm trò cười mà giấu đi thiếu sót, không chịu tìm tòi thì đến cuối cùng, bạn vẫn chỉ là người trắng tay mà thôi.
Đừng để bệnh sĩ diện phá hỏng tương lai của chính bản thân. Đưa người ta đến với thành công là năng lực chứ không phải mặt mũi. Việt vương Câu Tiễn từng chịu đủ đắng cay tủi nhục mới chờ được đến ngày trả thù Ngô vương. Lưu Bị từng bỏ hết mặt mũi, đích thân ba lần đến lều cỏ mới mời được Gia Cát Lượng xuất núi để cùng ông mưu tính chuyện đại sự.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Hãy tập buông bỏ 10 điều này để hết mệt mỏi, phiền não
-
Sống trên đời có "3 việc không nên nghĩ, 3 việc không nên giúp", thì tâm hồn sẽ được thảnh thơi, tự tại
-
Người chồng “Bỏ 3 điều, thêm 10 điều”: Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn
-
Đức Phật dạy 4 điều không thể tồn tại vĩnh viễn. Buông bỏ chúng, con người ắt được thảnh thơi hưởng phúc Trời
-
Quả báo tốt xấu của một người có thể sẽ xuất hiện dần dần sau tuổi 50