Theo Trung Y, nếu muốn biết gan của một người có tốt không, ngoài việc nhìn vào đôi mắt, còn có thể nhìn vào tay. Do vậy, gan của một người có vấn đề trên bàn tay sẽ xuất hiện một số vấn đề nhất định.
Có rất nhiều loại bệnh liên quan đến gan, điển hình như viêm gan, gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Bạn hãy nhìn vào 3 đặc điểm thay đổi ở bàn tay dưới đây sẽ giúp bạn tự kiểm tra bệnh gan:
1. Bàn tay bệnh gan
Những người đã phát hiện bị mắc bệnh gan thi thoảng thấy trên bàn tay của mình ở vị trí gờ nổi giữa ngón cái và ngón út xuất hiện một vệt dài màu đỏ giống như xung huyết hoặc có các điểm vân hay cả mảng nếp nhăn màu đỏ khác biệt hơn bình thường.
Khi dùng ngón tay bấm vào đó nó sẽ đổi thành màu trắng nhạt, bỏ tay ra lập tức lại trở về màu đỏ như cũ. Đó chính là hiện tượng "bàn tay bệnh gan" bạn hãy đi khám sớm trước khi quá muộn.
2. Thay đổi ở móng tay
Nếu bạn thấy móng tay có màu trắng bạc, hình dạng móng tay biến dạng, bị lồi lõm, gợn sóng hoặc có đường vân dọc theo móng tay, hoặc móng tay rất dễ gãy thì rất có thể bạn đang mắc bệnh gan.
Theo Đông y, khi độc tố tích tụ trong gan, móng tay sẽ có biến đổi, có thể bạn đang thiếu máu mãn tính, hoặc gan, thận có vấn đề. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy móng tay màu vàng, lưỡi và mắt của bạn cũng màu vàng, điều đó cũng có nghĩa là gan của bạn bị tổn thương. Nếu thấy móng tay có những biểu hiện này, bạn chớ chủ quan, nên đi khám ngay.
3. Các gân xanh trên mu bàn tay xuất hiện rõ ràng
Gan tương ứng với mắt trong ngũ quan, còn là cân chính, chính là gân mô và gân bắp thịt. Nếu các gân xanh trên mu bàn tay xuất hiện rõ ràng, điều đó cho thấy chức gan không tốt. Trong cuộc sống đại đa số những người có tình trạng này thường xuyên nổi nóng, điều này là do gan trong cơ thể "bốc hỏa" dẫn đến.
Ngoài ra, nếu trên bàn tay xuất hiện những dấu hiệu sau thì cơ thể bạn đang có bệnh nghiêm trọng khác:
Ngứa ran ở tay: Tiểu đường
Bị tê tay hoặc cảm giác châm kim khi thức dậy. Loại ngứa ran tạm thời này là do áp lực lên dây thần kinh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bàn tay ngứa ran, đôi khi kèm theo đau, có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và lạm dụng rượu cho đến bệnh tiểu đường.
Móng tay dễ gãy: Thiếu kẽm, vitamin A, C
Nếu móng tay quá yếu, cần bổ sung kẽm. Kẽm không chỉ giúp phát triển móng tay khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu kẽm gồm các loại hạt, sữa chua và động vật có vỏ.
Ngón tay dùi trống: Bệnh phổi
Một số bệnh làm hạn chế ô xy đến ngón tay và ngón chân, điểm cực xa nhất của cơ thể, khiến cho các mô dưới móng dày lên và sau đó làm cho móng bị phồng lên. Điều này có thể giải thích tại sao ngón tay dùi trống thường xảy ra ở những người bị bệnh phổi, ngăn cản cơ thể nhận đủ ô xy. Những bệnh như vậy bao gồm ung thư phổi, xơ nang và giãn phế quản, theo ET.
Tác giả: