Bát hương có 4 dấu hiệu này cần thay càng sớm càng tốt, giữ lại dễ 'mất lộc', rước tai ương

( PHUNUTODAY ) - Nếu bát hương xuất hiện dấu hiệu này gia chủ cần phải thận trọng kẻo tai ương xui xẻo, tìm tới.

Bát hương bị đặt chông chênh

Bát hương là vật linh thiêng trên bàn thờ, cần đặt ở vị trí cố định. Gia chủ không nên đặt bát hương chông chênh, lệch sang trái hay sang phải. Đây đều là điều đại kỵ.

Bát hương bị nứt vỡ

Khi bát hương có hiện tượng bị nứt vỡ là điềm không may mắn cho gia chủ bởi vì vát hương là vật linh thiêng trên bàn thờ, cần đặt ở vị trí cố định.

Và bạn cần chọn một bát hương kiên cố, dù thời gian có qua bao niêu năm cũng không được chuyển biến, nứt vỡ. Vì vậy, khi bát hương nhà bạn vì một lý do nào đó bị nứt vỡ thì gia chủ nên thay thế bằng một bát hương mới kiên cố và hợp phong thủy hơn.

Trong bát hương có cát

Nhiều gia đình sử dụng cát bỏ vào bát hương để cắm hương. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Theo phong thủy, cát là thứ bụi bặm, ô uế không được để trong các vật linh thiêng như bát hương. Để cát trong bát hương, gia chủ khó tránh tai ương, xui xẻo.

Gia chủ nên dùng tro rơm bỏ vào trong bát hương. Làm như vậy mới thu hút tài lộc, mang bình an đến cho gia đình.

Bát hương xê dịch

Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ và cả năm không được xê dịch ngay cả khi lau dọn vào dịp cuối năm.

Gia chủ khi dọn bàn thờ cần chú ý dùng khăn sạch, tay sạch để lau bát hương nhưng không được xê dịch vị trí của bát hương. Vào ngày cuối năm, gia chủ có thể tỉa bớt chân hương để bát hương được gọn gàng hơn. Phần chân hương rút ra phải được dọn dẹp gọn rồi đem đốt hết. Giữ lại một số chân hương (số lẻ) để trong bát hương. Việc này sẽ giúp gia đình an yên, tài lộc sung túc.

Cách bốc và sử dụng cốt bát hương đúng cách

Khi mua bát hương và cốt rồi nhưng không thể đổ tro nếp và thất bảo vào bát hương rồi đem thờ cúng, bát hương sẽ không linh ứng. Phải bốc bát hương đúng cách, con cháu mới có thể thờ ông bà tổ tiên. Có thể nhờ người già trong họ hoặc thầy chùa nhưng chính gia chủ bốc và khai quang là tốt hơn. Vì khi bốc cốt bát hương, để bát hương linh ứng, người bốc phải thật thành tâm.

Khi bốc từng nắm tro đặt vào bát hương, để yên tâm, nhà chùa khuyên đếm “sinh, lão, bệnh, tử”. Vừa đếm vừa bốc tro đến khi đầy miệng bát, nắm cuối cùng nên dừng lại ở chữ “sinh”. Nên bốc từng nắm vào và lắc nhẹ, không ấn hoặc lèn chặt.

Trước khi bốc phải khấn nhỏ là “Con là… xin bốc bát hương cho (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng để tránh nhầm lẫn. Thường các gia đình bốc ba bát hương để thờ thần linh và gia tiên. Với các cửa hàng, công ty sẽ bốc bát hương thần tài.

Cuối cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Thắp hương lần đầu, người bốc bát hương nên cắm cây chữ Thọ bằng đồng và thắp hương vòng. Có thể cắm 9 hoặc 3 cây nhang tùy bát.

Khi an vị cần đặt bát hương ngay ngắn, mặt nguyệt nằm trên trục vuông góc với bàn thờ. Bát hương thần linh ở giữa, từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải, bát hương bà cô ở tay trái.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cốt bát hương và những điều cần biết khi bốc bát hương. Chúng tôi hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin quan trọng và cần thiết.

Tác giả: Vũ Ngọc