Để chắc chắn dịp Tết Nguyên đán cây hoa giấy bung nở nhiều hoa, hoa tươi đẹp, rực rỡ cả tháng Tết thì tầm tháng 10, 11 âm lịch nhà vườn đã cho chúng vào chế độ chờ Tết.
Những cây hoa giấy nở đúng dịp Tết, nhiều bông, hoa to không chỉ mang lại sinh khí mới cho ngày đầu năm mà còn báo hiệu một năm tuyệt vời thuận lợi, nhiều tài lộc.
Thế nên nếu bạn muốn hoa giấy nở đúng dịp này hãy học theo cách sau của các chủ nhà vườn nhé.
Để hoa giấy ra hoa theo ý muốn vào thời điểm mong muốn thì bạn cần thực hiện thao tác, cắt tỉa, xiết chắt việc tưới nước, bón phân cho cây.
Chọn thời gian để đưa vào khuôn khổ
Hoa giấy hiện có nhiều loại nên tùy theo giống hoa giấy và khu vực thời tiết mà chọn thời gian thực hiện. Ở miền Bắc trời lạnh thì thường tiến hành tầm 15/10 âm lịch nếu đó là giống hoa giấy lai tạo mới, còn hoa giấy giống cũ thì thường tầm đầu tháng 11 âm lịch sẽ tiến hành tỉa và xiết nước. Hơn nữa cũng cần chú ý thời tiết hàng năm nếu dự báo rét nhiều hơn thì làm sớm hơn. Khu vực miền Nam thời tiết nóng ấm hơn thì thời gian tiến hành muộn hơn, khoảng từ giữa tháng 11 âm lịch. Hoa giấy là loại hoa nở nhiều và có thể tươi lâu cả tháng nên bạn làm sớm hơn một chút thì Tết hoa vẫn tươi nên đừng lo lắng. Thông thường thời gian bắt đầu cứ căn tính trước Tết khoảng 60 -70 ngày.
Tiến hành cắt tỉa để cây hoa giấy kích hoa
Trồng cây hoa giấy muốn nhiều hoa thì phải hiểu đặc trưng loại cây này là nếu tốt lá sẽ ít hoa. Vì thế người trồng cây hoa giấy cần tiến hành cắt tỉa cho cây để cây ra hoa theo ý muốn. Nếu cây hoa giấy đang có hoa thì cắt tỉa hết hoa hết nụ. Bạn nên tuốt vợi lá của cây để hạn chế dinh dưỡng cho sự phát triển lá.
Khi tiết hành xiết nước tức hạn chế nước thì cây có thể sẽ rụng lá, nhưng nếu cây không tự rụng là thì bạn cần tuốt lá vào tháng 11 âm lịch. Cách cắt tỉa này là để tập trung dinh dưỡng vào nuôi hoa. Việc làm này nên tiến hành đều đặn cho đến ngày hoa nở đúng dịp Tết.
Cây hoa giấy trồng trong đất thì sẽ khó thực hiện xiết nước hơn bởi chúng hút nước và dinh dưỡng tự nhiên nên thường sẽ ra hoa theo chu kỳ sinh học tự nhiên.
Do đó những kỹ thuật này thường sẽ áp dụng hiệu quả hơn trên cây hoa giấy trồng trong chậu. Tuy nhiên với hoa giấy trồng ở đất bạn cũng có thể làm để đến ngày Tết ra hoa nhiều hơn chỉ là tỷ lệ không nhiều như hoa trong chậu.
Cách "xiết" nước
Xiết nước tức là kỹ thuật ý chỉ hạn chế tưới nước thậm chí ngừng tưới nước để chậu cây khô. Người trồng phải xiết nước là vì khi đủ nước cây sẽ phát triển lá nhanh và không tập trung ra hoa. Còn khi cắt nguồn nước thì chúng sẽ hạn chế nuôi lá và kích hoa. Thời gian xiết nước cho cây hoa giấy nên bắt đầu từ ngày 10 tháng 11 Âm lịch, nếu thời tiết miền Bắc lạnh thì sớm hơn khoảng 15 ngày. Để xiết nước, bạn cần ngưng tưới nước cho cây kết hợp với che chắn không để nước mưa xâm nhập vào cây. Bên cạnh đó, để chắc chắn xiết nước thì bạn nên dùng túi nilon quấn quanh cây và thân chậu để duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây.
Chu kỳ xiết nước tiến hành khoảng 15-20 ngày và chia thành 5 ngày một đợt: tức là cứ 5 ngày bạn không hề cho cây một giọt nước nào, và nhớ chắn để nước mưa không làm ảnh hưởng tiến độ của bạn, sau đó ngày thứ 6 cho một chậu tầm 2 lít nước để cây hồi rồi lại cắt 5 ngày. Hoa giấy chịu được quá trình khô hạn và đây là kỹ thuật cần thiết nên đừng lo cây chết nhé.
Bón phân để cây ra hoa dịp Tết
Bắt đầu từ khoảng 15/ 10 Âm lịch, bạn nên bón phân NPK hàng tuần cho cây hoa giấy. Bạn nên nhớ, 2 tuần đầu thì bạn nên bón theo tỷ lệ 1:1:1 để cây phát triển và hoàn thiện lá. Vào những tuần tiếp theo, khi nụ hoa bắt đầu nhú lên thì bạn nên bón phân theo tỷ lệ 1:2:1 để kích thích hoa phát triển. Và cuối cùng, ở 2 tuần giáp Tết tức là khoảng thời gian sau rằm tháng chạp, bạn nên bón phân theo tỷ lệ 1:1:2 với mục đích cho hoa tươi thắm và lâu tàn.
Hoa giấy là giống cây cảnh ưa nắng do đó trong thời gian thực hiện kỹ thuật xiết nước bạn nên chú ý vẫn đặt cây nơi nhiều ánh sáng tự nhiên. Trồng cây hoa giấy rất cần chăm sóc đúng thì hoa sẽ nở nhiều và sai hoa. Đối với các nhà vườn thì kỹ thuật xiết nước và tỉa lá là vô cùng quan trọng giúp cây ra hoa đúng ý của người trồng.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
3 cây cảnh phong thủy có ý nghĩa tốt lành, vượng tài vượng khí, có sức sống mãnh liệt, lại dễ trồng
-
“Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ”. Tại sao người xưa lại nói như vậy?
-
Lỡ mua phải con vịt già, đem luộc cùng thứ này, thịt mềm mọng, không hôi
-
Thầy phong thủy nói trồng cây này trong nhà hút lộc thiên hạ, lá càng to càng giàu có, nhiều người ngạc nhiên
-
Cách trồng cây xanh mướt từ đậu phộng: Đơn giản, hiệu quả, ai cũng làm được