Bay vào vũ trụ sẽ xảy ra điều gì mà các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai?

( PHUNUTODAY ) - Khi bay vào vũ trụ phụ nữ phải uống thuốc tránh thai khiến nhiều người cảm thấy thật sự ngạc nhiên

Bay vào vũ trụ là khao khát của nhiều người và tưởng chỉ có nam giới thực hiện nhưng đến nay ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào công việc này. Tuy nhiên khác nam giới trươc khi bay vào vũ trụ, nữ giới lại phải uống thuốc tránh thai. 

Từ năm 1963 đã có nữ phi hành gia đầu tiên bay ra ngoài trái đất và tới nay đã có hơn 70 phụ nữ tham gia vai trò này và rất nhiều phụ nữ mong muốn được tham gia.

Phụ nữ bay vào vũ trụ thì sao? 

Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng phụ nữ bay vào vũ trụ cũng có những cái ưu điểm hơn nam giới bởi nếu thế thì tại sao lại ít phụ nữ hơn nam giới tham gia vào vấn đè này.

Trước tiên nói những ưu điểm khi phụ nữ là phi hành gia:

-Phụ nữ thường là người có chỉ số cân nặng nhẹ cân hơn nam giới nên giảm thiểu tải trọng lớnkh bay vào không gian nên tiêu tốn ít nhiên liệu hơn, chi phí hậu cần ít hơn. 

Nhiều phụ nữ đã tham gia bay vào vũ trụ

- Phụ nữ ăn ít calo hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới yêu cầu lượng calo ít hơn nam giới từ 15 đến 25%, nên cũng thuận lợi khi chuẩn bị hậu cần bay vào không gian

- Phụ nữ vóc dáng nhỏ hơn nên tạo ra ít chất thải hơn (CO2 và chất bài tiết của cơ thể), giúp hệ thống tái chế của tàu vũ trụ hoạt động hiệu quả hơn nam giới

- Do ảnh hưởng của vi trọng lực và bức xạ, các nhà du hành vũ trụ có thể phải chịu một số tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Trong khi đó nam giới thường ít bị chứng "say tàu xe" khi tham gia bay vào không gian hơn là phụ nữ. Thế nhưng nam giới cũng lại có nguy cơ bị suy giảm thính lực nhanh hơn, cũng như mắc các vấn đề về thị lực cao hơn.

- Phụ nữ chịu đựng sự cô lập tốt hơn nam giới nên thích hợp với đặc trưng này khi bay vào không gian

Những điều trên cho thấy phụ nữ có những tố chất phù hợp về mặt tinh thần cho việc bay vào vũ trụ. Trong một cuộc khảo sát tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, một nhà nghiên cứu của NASA phát hiện, phi hành gia nam thường xuyên mắc tâm trạng khó chịu, bực dọc hơn, so với các phi hành gia nữ trong một số tình huống khó khăn nào đó.

Đặc biệt có tới 20% trong số 349 người trong Dự án Khảo sát Nam Cực của Anh là nữ được thống kê có tính 'thích nghi đặc biệt' về mặt lâu dài, chịu đựng được sự cô lập dài hạn tốt. Trong đó, đàn ông làm tốt nhất trong các nhiệm vụ ngắn hạn, hướng đến mục tiêu, trong khi phụ nữ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ dài hơn có những thách thức bất ngờ.

Hơn nữa phụ nữ nhiều nơi cũng đã đấu tranh để được bình đẳng, họ muốn làm việc như nam giới, có thể bay vào vũ trụ. 

Nữ phi hành gia cần uống thuốc tránh thai trước khi bay vào vũ trụ

Và câu chuyện của những viên thuốc tránh thai

Có lẽ vấn đề phiền phức lớn nhất khi nữ giới bay vào vũ trụ so với nam giới là chu kỳ kinh nguyệt của họ. Thập niên 1960, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) đã tuyển chọn và huấn luyện một nhóm nữ phi hành gia để thực hiện các sứ mệnh không gian có người lái. Tưởng rằng họ sẽ bay vào vũ trụ bởi họ đã được tham gia cả vào giai đoạn đào tạo sau này của "Dự án Sao Thủy". Nhưng cuối cùng  NASA từ bỏ việc để phụ nữ tham gia chuyến bay có người lái đầu tiên vào không gian là chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề sinh lý liên quan đến môi trường phi trọng lực có thể gây ra rủi ro về an toàn cho sứ mệnh.

Ở mặt đất, tuần hoàn máu của con người phụ thuộc vào trọng lực còn khi bay vào không gian hệ thống tim mạch trở nên chậm chạp, việc chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, kết hợp với lưu thông máu kém có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe phụ nữ.

Điều đó gây khó khăn cho phụ nữ khi bay vào không gian, có nhiều nỗi lo về sự an toàn cho họ. Nhưng phụ nữ đã lên tiếng phản đối không chấp nhận việc lấy vấn đề sinh lý hạn chế họ tham gia bay vào vũ trụ.

Do đó họ đã đồng ý áp dụng một số biện pháp can thiệp đó chính là tránh thai để tránh chu kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, ngay từ những năm 1960, các phi hành gia Liên Xô và Mỹ bắt đầu thực hiện một số biện pháp có mục tiêu để đối phó với kỳ kinh nguyệt. Họ có thể canh thời gian để không bay trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc dùng thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai là một cách ổn định nồng độ hormone, ngăn ngừa tăng sản nội mạc tử cung, trì hoãn kinh nguyệt trong thời gian bay vào không gian.

Tuy nhiên việc dùng thuốc tránh thai có hệ quả như làm mất cân bằng nội tiết tố và tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ nữ. Hơn nữa một số thuốc có thể không có hiệu quả ức chế hoặc điều hòa hoàn toàn kinh nguyệt. Vì vậy, các cơ quan vũ trụ ở nhiều quốc gia đang thực hiện những đổi mới công nghệ giúp các nữ phi hành gia sống sót qua giai đoạn đặc biệt một cách an toàn, thuận tiện và thoải mái. Phương pháp đang được chú ý là kích thích từ trường để điều hòa kinh nguyệt. Theo đó thì có thiết bị hiện đại sẽ gửi các xung điện đến bộ phận quan trọng của não để kích thích hệ thần kinh trung ương điều khiển chu kỳ. 

Công nghệ hiện đại này ưu điểm vượt trội so với thuốc, tránh tác dụng phụ lâu dài của thuốc. Nhiều người dùng thuốc tránh thai có hormone lâu dài có thể tăng nguy cơ cục máu đông, ung thư phụ nữ. Tuy nhiên phương pháp dùng xung điện cần được đảm bảo an toàn, liệu môi trường không gian có thể gây nhiễm điện từ cho thiết bị hay không.

Một số nhà khoa học cũng cho rằng có thể xem xét phương án cấy hormone tránh thai để hormone được giải phóng liều thấp liên tục và không phải uống hàng ngày nhưng phương án này cũng có thể có rủi ro như nhiễm trùng và đào thải.

Ngoài ra, có một phương pháp cũng được chú ý là dùng công nghệ tử cung nhân tạo nuôi phôi trong môi trường không gian cũng nhận được nhiều sự chú ý. Phương pháp này có ưu điểm là bảo vệ khả năng sinh sản của các nữ phi hành gia. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi điều kiện kỹ thuật hiện tại, phương pháp này đứng trước những vấn đề đạo đức.

Mặc dù có nhiều công nghệ tránh thai nhưng thuốc tránh thai vẫn được cho là phương án tương đối khả thi trong điều kiện hiện tại để giúp trì hoãn kinh nguyệt cho phụ nữ tham gia bay vào không gian.

Chu kỳ kinh nguyệt khi vào không gian sẽ thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề sinh lý bình thường của nữ giới. Một số phi hành gia cho rằng vấn đề khiến họ khó thích ứng nhất là  rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Theo các số liệu thống kế, hầu hết nữ phi hành gia gặp bất thường về chu kỳ trong khoảng thời gian ngoài vũ trụ. Đôi khi, kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn khoảng vài tuần, lượng máu tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.

Kinh nguyệt thay đổi có thể ảnh hưởng tới tinh thần, tâm trạng lo lắng, sự mệt mỏi. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đã cố gắng cải tiến thiết kế bên trong tàu vũ trụ. Các phòng tắm chuyên dụng, thiết bị vệ sinh đa chức năng được thiết kế trên tàu vũ trụ, có thêm vật liệu cách âm ở cabin để giúp nữ phi hành gia có thêm không gian riêng tư để chăm sóc bản thân. Những biện pháp này có thể giúp họ giải quyết các vấn đề sinh lý khác nhau một cách thoải mái. Hơn nữa chế độ ăn dinh dưỡng, vitamin khoáng chất cũng quan trọng với nữ phi hành gia để nhằm giúp ổn định nồng độ hormone và giảm các triệu chứng khác nhau.

Tác giả: An Nhiên