Theo lời kể của gia đình, chiều hôm đó bé MA cùng ông nội ra ngoài chơi. Khi tề nhà, bé đã lấy một chai nước suối đựng chất lỏng màu trắng đặt ở dưới ghế. Ông nội của bé thấy vậy liền chạy đến ngăn cháu lại vì chất lỏng bên trong không phải là nước suối mà là nước khử trùng. Thế nhưng tất cả đã quá muộn, bé MA đã lỡ uống phải nước trong chai.
Dù được ông nội gây nôn và đưa vào Bệnh viện Đa khoa Palabuhanratu cấp cứu nhanh chóng, nhưng bé MA đã không thể qua khỏi. Theo ông Sihabudin ông nội của bé trai, đồng thời cũng là nhân viên của cơ quan Phòng chống Thiên tai Sukabumi: "Tôi đảm nhận nhiệm vụ khử trùng một nhà thờ ở gần nhà. Sau khi xong việc, tôi cất chai nước khử trùng ở dưới ghế. Có lẽ, cháu MA tưởng là nước suối nên đã lấy uống".
Đây không phải tai nạn đầu tiên của việc trẻ tử vong do uống nhầm hóa chất độc hại. Câu chuyện của bé MA gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở các bậc cha mẹ để để con tránh xa những khu vực nguy hiểm, chứa nhiều chất khử trùng, thuốc trừ sâu hay bất kỳ loại hóa chất nào.
Một số lưu ý cha mẹ cần nhớ để phòng chống ngộ độc hóa chất cho trẻ:
- Những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc hóa chất: đau họng, buồn nôn, phần môi và lưỡi đỏ, phòng rộp, khó thở, thở gấp, tím tái, cánh mũi phập phồng khi thở, có những biểu hiện suy hô hấp, da xanh xao, nổi gân, mất ý thức, khóc nhiều thậm chí hôn mê và bất tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ trẻ. Nên phân loại các loại hóa chất như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, son phấn, thuốc, thuốc trừ sâu, nước sơn, tinh dầu, nước hoa,... để sắp xếp hợp lý, dán nhãn rõ ràng, để xa khỏi tầm với của trẻ, và cấm trẻ không được đi đến những khu vực có chứa hóa chất.
- Không đựng hóa chất vào chai, lo có nhãn hiệu nước uống hay đồ ăn để đề phòng trẻ nhầm lẫn.
Tác giả: