Đó là trường hợp xảy đến với gia đình chị Điền - một gia đình trung lưu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Sau khi hạ sinh con trai thứ hai, cả gia đình bận vây quanh chăm sóc em bé nên không chú ý tới những thay đổi ở cô con gái đầu lòng 8 tuổi. Mỗi ngày đi học về, cô bé thường thấy thấy tủi thân vì có cảm giác không ai quan tâm tới mình.
Đỉnh điểm vào một ngày, một người hàng xóm đón cô bé từ trường về và trên đường đi người này đã nói đùa "Cháu ra rìa rồi vì bố mẹ đã có em trai". Ngay lập tức, cô bé khóc nức nở. Người hàng xóm không ngờ câu nói đùa này chính là ngòi nổ gây họa.
Ngày hôm sau, trong lúc chị Điền vào phòng tắm, nhờ con gái trông em một lúc, tai họa đã xảy ra. Vừa vào nhà vệ sinh thì chị Điền nghe thấy một âm thanh kinh hoàng. Chạy ra, chị thấy con gái lớn đang khóc. Cô bé hoảng sợ nhìn xuống dưới tòa nhà và bé run rẩy nói trong nước mắt: "Mẹ có em rồi, mẹ không yêu con nữa. Con đã ném em xuống". Người mẹ đã khóc ngất đi trước nỗi đau quá lớn với gia đình chị.
Chuyên gia cảnh báo những câu nói đùa “xát muối” vào trái tim trẻ
“Bố mày có dì hai rồi”
Không ít người lớn thích trêu trẻ con rằng bố đứa trẻ đã có vợ bé, dì hai, thậm chí còn chỉ đích danh một cô nào đó (cô hàng xóm, đồng nghiệp cơ quan bố,...) để đùa rằng đó là “bồ” của bố. Đằng sau sự vui cười của người lớn, là nỗi lo lắng và tức giận của đứa trẻ khi nghĩ rằng có “người thứ ba” chen chân vào hạnh phúc gia đình. Không những đứa trẻ sẽ mất niềm tin vào bố mà còn tạo nên định kiến ghét bỏ của trẻ với “cô bồ” đó.
“Sắp có em bé rồi là chuẩn bị ra rìa nhé!”
Vụ em bé 4 tuổi bẻ gãy tay em trai vì bị người lớn trêu ra rìa ở Vũ Hán, Trung Quốc là hồi chuông cảnh báo cho thấy câu nói đùa này để lại hậu quả kinh khủng đến mức nào. Khi một gia đình chuẩn bị chào đón một thành viên mới, mọi sự chú ý thường được dồn vào em bé sắp sinh, đứa trẻ còn lại vốn dĩ đã cảm thấy tủi thân, lại thêm lời nói đùa đáng sợ này càng tăng thêm tâm lý ghét bỏ đứa em và buồn phiền vì không được quan tâm đến.
“Con là con nuôi, bố mẹ lượm sọt rác...”
Câu nói tưởng chừng chỉ mang tính chất đùa vui của người lớn nhưng có thể khiến trẻ nảy sinh tâm lí sợ hãi và hoài nghi về thân phận của mình, khiến trẻ lo lắng không biết “liệu mình có phải là con của bố mẹ thật hay không”,
“khi nào thì bố mẹ đuổi mình đi”, “bố mẹ không thật sự yêu thương mình”... Nỗi ám ảnh không chỉ xuất hiện ngay lúc đó mà còn có thể kéo dài tới mãi về sau, khi trẻ đã trưởng thành.
Tác giả: