Bé trai MẶT NÁT TANH BÀNH vì cách sơ cứu sai khi bị bỏng và lời cảnh tỉnh cho gia đình có trẻ nhỏ

( PHUNUTODAY ) - Một đứa trẻ 3 tuổi bị bỏng nước sôi nhập viện. Tuy nhiên điều đáng tiếc nhất chính là cách sơ cứu sai lầm của cha mẹ khi con bị bỏng khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

Gần đây khoa Bỏng của Bệnh viện đa khoa quân y tại thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi bị bỏng nước sôi. Điều đáng nói là gương mặt bị bỏng của đứa trẻ trông vô cùng đáng sợ vì cha mẹ em đã tin vào một bài thuốc dân gian đó là dùng lông mèo phủ lên vết bỏng sẽ khiến vết thương nhanh lành.

Tất nhiên, phương pháp này hoàn toàn sai lầm và khiến gương mặt bé trai còn nghiêm trọng hơn trước. Thực tế có không ít những trường hợp cha mẹ thay vì đưa con tới bệnh viện lại dùng những cách sơ cứu hết sức sai lầm khiến tình trạng bỏng càng nặng thêm.

Có rất nhiều cách được các bậc phụ huynh truyền tai nhau như bôi kém đánh răng, nước tương hay mật ong, sữa, bí kíp gia truyền lên bề mặt vết bỏng. Tuy nhiên tất cả đều là cách sơ cứu sai lầm.

Sau khi trẻ bị bỏng, thời gian “vàng” để sơ cứu chỉ khoảng 30 phút. Trong 30 phút này, ngoài việc gọi cấp cứu, các bậc cha mẹ nên làm những điều dưới đây thay vì những cách tai hại trên:

Việc cần làm ngay khi bé bị bỏng

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là chặn đứng tác hại của nhiệt. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Làm nguội vết thương bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.

- Tốt nhất là ngâm ngay phần bị bỏng của cơ thể vào nước mát sạch. Nếu không, bạn có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần, hoặc cho nước vòi chảy lên. Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da.

- Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.

- Tiếp tục biện pháp làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát đắp lên vết thương, liên tục thay khăn vài phút một lần. Cố gắng thực hiện các biện pháp này kể cả nếu bé khóc lóc, chống đối.

- Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.

- Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau (paracetamol) nếu cần.

Nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng nước mát sạch trong vòng 20 phút là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

Tác giả:

Tin nên đọc